Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 114 - 123)

NHNN cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát trong lĩnh vực hoạt động mua bán nợ của các chủ thể tham gia, nhằm kịp thời phát hiện những hành vi không tuân thủ và vi phạm pháp luật, từ đó giúp cho hoạt động mua bán nợ phát triển một cách lành mạnh và bền vững.

NHNN cần tiếp tục thường xuyên giám sát, đánh giá mức độ nợ xấu của từng TCTD để cảnh báo, khuyến nghị các TCTD chủ động có kế hoạch cụ thể bán nợ xấu

cho VAMC để lành mạnh hóa tài chính cho chính các TCTD, và cung thêm hàng hóa cho thị trường sơ cấp trong ngắn hạn và thị trường thứ cấp trong dài hạn.

NHNN nên thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, các buổi tập huấn nghiệp vụ, để giữa các TCTD trong và ngoài nước có dịp gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động mua bán nợ và quốc tế. Đồng thời, NHNN cũng cần phải nghiên cứu và trả lời một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời những vướng mắc, kiến nghị của các NHTM phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Tăng cường giám sát hiệu quả, chống nguy cơ lũng đoạn thị trường mua bán nợ: Hiện tại và trong tương lai, khi mà xu hướng mua bán nợ diễn ra mạnh mẽ hơn, sẽ tồn tại 2 xu hướng chính:

 Thứ nhất, các cuộc mua bán nợ giữa các công ty vừa và nhỏ nhằm nâng cao

sức cạnh tranh trong cuộc chiến sinh tồn khắc nghiệt của cơ chế thị trường

 Thứ hai, các cuộc mua bán nợ của các “đại gia” trong các ngành nghề sản

xuất nhằm củng cố hơn vị thế của mình tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế. Từ đó, thực tế khách quan sẽ tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn, có khả năng thâu tóm và chi phối độc quyền đối với sự phát triển của ngành, tác động không tốt đến nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập. Vì vậy, Nhà nước cần chú ý, một mặt khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành các thương vụ mua bán nợ, nhưng mặt khác, cũng cần phải ban hành các quy định pháp luật để kiểm soát mức độ độc quyền, chống nguy cơ lũng đoạn thị trường của công ty sau khi mua bán nợ.

Nhà nước cần có quy định cụ thể về xử lý các khoản nợ xấu của NHTM và TCTD theo hướng tập trung bán nợ, khống chế thời gian xử lý nợ, nếu quá thời hạn thì phải bán theo giá của tổ chức thẩm định trung gian:

 Trong trường hợp Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) không có đủ nguồn vốn để mua nợ gắn với tái cấu doanh nghiệp thì đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn (có hoàn trả) cho DATC, hoặc phát hành trái phiếu công ty mua bán nợ Việt Nam (được định kỳ định giá lại) để thực hiện xử lý nợ.

 Cần sớm sửa đổi quy định về xử lý nợ xấu của Ngân hàng Phát triển VN (VDB) theo hướng tạo quyền chủ động cho VDB như các NHTM.

Nhà nước cần tiến hành đồng bộ giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ:

 Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ với sự kiểm soát trần lãi suất cho vay

từ NHNN phối hợp với chính sách tài khóa nới lỏng, và các giải pháp để tái cấu trúc nền kinh tế, xử lý nợ xấu.

 Thay đổi quan điểm về các công ty mua bán nợ trên thị trường theo hướng

không nên tuyệt đối hóa, vì đây được xem như một công cụ giải quyết nợ xấu. Hoàn thiện mô hình công ty mua bán nợ trong tương lai:

 Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì công ty mua bán nợ bên là một pháp nhân

độc lập, tự hạch toán thu chi và mục tiêu phải vì lợi nhuận. Chỉ khi công ty mua bán nợ sinh lời và hoạt động hiệu quả thì mới giải quyết được nợ xấu. Bên cãnh đó, công ty mua bán nợ chỉ nên nằm dưới sự giám sát của NHNN và không nên chịu ảnh hườn từ bất kỳ nhóm lợi ích nào.

 Để huy động vốn, công ty có thể tìm kiếm nguồn vốn từ ngân sách hoặc phát

hành trái phiếu do chính phủ bảo lãnh. Như vậy, nguồn vốn của công ty mua bán nợ sẽ là lấy tiền của người dân để khắc phục sửa chữa những sai lầm của các ông chủ NH. Để bảo đảm các yếu tố như rủi ro đạo đức, bất cân xứng về thông tin, cơ quan giám sát cần đưa ra những cơ chế quy trách nhiệm và cơ chế báo cáo thường xuyên để tiền của dân được sử dụng đúng mục đích.

 Ngoài ra, Công ty mua bán nợ điển hình trong tương lai không nhất thiết phải tập trung hoàn toàn nguồn vốn vào một công ty mà có thể tạo ra cùng lúc hai hoặc ba công ty mua bán nợ. Bằng cách này có thể tạo ra được môi trường cạnh tranh, phân tán rủi ro trong quá trình xử lý nợ.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Chương ba cho ta cái nhìn chung về dự báo nhu cầu phát triển thị trường mua bán nợ trong tương lai, cùng với nhóm giải pháp và kiến nghị để góp phần thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường mua bán nợ. Với những tiềm năng tương lai của Việt Nam về con người, môi trường, đầu tư, sự phát triển khoa học công nghệ, việc gia nhập tổ chức WTO…hoạt động mua bán nợ cho thấy sẽ còn có những bước phát triển thần kỳ hơn. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam, dự đoán sẽ nở rộ, dần đi vào chuyên nghiệp, thậm chí phát triển vượt ra khỏi biên giới của quốc gia cùng với khả năng phát triển những phương thức mới Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số kiến nghị ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm giúp hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ hiện nay.

Sự phát triển thị trường mua bán nợ là khách quan hiện nay ở Việt Nam. Cũng như các thị trường khác, thị trường mua bán nợ gồm: doanh nghiệp có nhu cầu bán (cung) và doanh nghiệp có nhu cầu mua (cầu). Nghĩa là phải có nhiều chủ thể mua bán trên thị trường và cơ chế, chính sách, luật pháp tạo môi trường, hành lang cho thị trường phát triển.

Ở Việt Nam, thị trường mua bán nợ chưa phát triển theo đúng nội hàm của nó, cái thiếu nhất là hàng hóa nợ mà các doanh nghiệp muốn bán chưa phong phú, lành mạnh, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại mà trong đó tỉ lệ góp vốn của nhà nước chiếm ưu thế, chi phối. Trong khi thị trường vẫn chưa có nhiều các doanh nghiệp thành lập với chức năng chuyên mua bán nợ và nếu có thì số vốn bé nhỏ không đủ mua các khoản nợ lớn. Cơ chế vận hành, hệ thống pháp luật, cơ cấu tổ chức trên thị trường, các chính sách tạo hành lang, môi trường cho thị trường phát triển chưa đồng bộ, chưa đầy đủ.

Tất cả vấn đề chỉ được giải quyết khi chỉ ra được các giải quyết khi chúng ta hình thành được thị trường mua bán nợ đầy đủ với các bộ phận: hàng hóa của công ty có nhu cầu bán và nhu cầu của công ty mua và cơ chế vận hành và luật pháp cũng như chính quản lý hiệu quả thị trường này của Nhà nước và sự tham gia có trách nhiệm của các bên trên thị trường.

Luận văn chỉ đóng góp một phần bé nhỏ những kiến nghị và một số giải pháp về mặt vĩ mô và vi mô để cho thị trường phát triển một cách toàn điện hơn trong tương lai.

Dù đã cố gắng hết sức của người viết, luận văn chắc chắn vẫn không tránh khỏi việc còn có những điểm thiếu sót, chưa hoàn thiện. Rất mong nhận được sự thông cảm cũng như ý kiến đóng góp, sửa chữa của thầy cô và bạn bè.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật Ngân hàng nhà nước 2006

2. Luật Tổ chức tín dụng 2010

3. Luật cạnh tranh 2004

4. Luật doanh nghiệp 2005

5. Luật đầu tư 2005

6. Luật chứng khoán 2006

7. Quyết định số 401/QĐ – UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày

22/11/1990 về việc thành lập Ban chỉ đạo thanh toán công nợ thành phố.

8. Quyết định 1389/2001/QĐ – NHNN ngày 07/11/2001 của Ngân hàng nhà nước

ban hành, quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của Ngân hàng thương mại.

9. Nghị định của Chính phủ số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 về kinh doanh

dịch vụ đòi nợ.

10.Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày

05/06/2003 về việc thành lập Công ty Mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC).

11.Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 do Thống đốc NHNN ban

hành, về việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Công ty VAMC).

13.Nghị định số 17/2010/NĐ – CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về việc bán đấu giá tài sản.

14.Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 01/06/2014 do NHNN ban hành về việc

“Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

1. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 của Tổng cục thống kê

2. Báo cáo M&A Vietnam 2009 và triển vọng 2010 của Avalue Vietnam

3. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính 2012; 2013

4. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính 2012; 2013

5. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo tài chính 2012; 2013

6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Báo cáo tài chính 2012; 2013

7. Ngân hàng TMCP Á Châu, Báo cáo tài chính 2012; 2013

8. Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2013, do Công ty CP Xếp

hạng tín nhiệm DN Việt Nam (CRV) phối hợp với Nhà xuất Bản thông tin và truyền thông công bố ngày 30/09/2013.

hàng, NXB Thống kê Hà Nội, 2003.

2. Trần Huy Hoàng, Giáo trình Quản Trị Ngân Hàng, NXB Thống kê, 2012.

3. Peter S.Rose, Commercail Bank Management (4th) USA, TimeMirrror Higher

Education, 1999.

BÁO VÀ TẠP CHÍ

1. PGS.TS.Đào Duy Hân, “Hiện trạng thị trường mua bán nợ VN và chính sách phát triển”, Tạp chí Hội nhập và phát triển số 8 năm 2013.

2. TS. Phạm Hồng Thái, “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm ý cho

Việt Nam”, Tạp chí tài chính năm 2012.

3. ThS. Lê Hà Trang, “Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam sau

khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Tạp chí tài chính số 05 năm 2014.

4. Thông tin phục vụ lãnh đạo 10/2012, “Xủ lý nợ xấu: Đảm bảo anh ninh tài chính trong hệ thống ngân hàng”

5. Phòng thị trường tài chính, “Thực trạng nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam

và kiến nghị xử lý”, 2012.

6. Đào Duy Hân, “Thị trường mua bán nợ Việt Nam vấn đề nảy sinh và chính sách

phát triển”, 2012.

7. Trần Nguyễn Anh Thư, “Thực trạng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam và kiến

9. Phan Minh Ngọc, “Nợ khó đòi trong Ngân hàng Trung Quốc – Một số liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí Công Nghệ Ngân hàng số 2, 2007.

10.Trần Thanh Long, “Hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Trường Tài Chính Tiền Tệ số 54, 2006.

11.Trần Thanh Long, “Phát triển loại hình công ty Mua bán nợ và thuê bao tài chính ở Việt Nam”, Tạp chí Trường Tài Chính Tiền Tệ số 49, 2006.

12.Nguyễn Trung Kiên, “Chứng khoán hóa các khoản vay”, Tạp chí Thị Trường

Tài Chính Tiền Tệ số 7, 2007.

13.Nguyễn Thị Hà, “Xử lý nợ và tài sản tồn đọng tại doanh nghiệp vẫn là bài toán

khó”, Tạp chí Ngân hàng số 8, 2003.

WEBSITE

1. www.gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

2. www.qlct.gov.vn (Cục quản lý cạnh tranh)

3. www.sbv.gov.vn (Ngân hàng nhà nước)

4. www.datc.com.vn (Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam)

5. www.sbvamc.vn (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam)

6. www.thuvienphapluat.vn (Các văn bản pháp luật có liên quan)

7. www.ssc.gov.vn (Ủy ban chứng khoán Nhà nước)

8. www.mbamc.com.vn (Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản – NH Quân đội)

12.www.wikipedia.com

13.www.tapchitaichinh.vn

14.www.muabandoanhnghiep.com.vn (Công ty đầu tư tài chính đa ngành - IDJ)

15.www.muabancongty.com (CTCP Đầu tư tài chính Việt Nam- TigerInvest)

16.www.pwc.com (Công ty kiểm toán quốc tế PricewaterhouseCpopers)

17.www.thomsonreuters.com

18.www.vneconomy.vn

19.www.cafef.vn

20.www.timnhanhchungkhoan.vn (Báo Đầu tư chứng khoán)

21.www.thesaigontimes.vn (Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)