Hàng hóa chưa đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 76 - 79)

Có thể nói, ở Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ theo đúng nội hàm của nó, cái thiếu nhất là hàng hóa nợ mà các doanh nghiệp muốn bán chưa phong phú, lành mạnh, mà chủ yếu là DNNN và NHTM, trong đó tỷ lệ góp vốn của Nhà nước vẫn chiếm ưu thế, đóng vai trò chủ đạo chi phối thị trường. Trên thị trường vẫn chưa có

nhiều các DN thành lập với chức năng chuyên mua bán nợ và nếu có thì số vốn quá nhỏ không đủ mua các khoản nợ quy mô lớn.

Hiện nay, vẫn có tình trạng doanh nghiệp được phân loại nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở ngân hàng này, nhưng lại được phân loại và xếp nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) ở ngân hàng khác, dẫn đến khó khăn trong việc bán nợ xấu khi thiếu sự hợp tác và thống nhất giữa các TCTD đồng tài trợ vốn.

2.3.2.3 Người mua và người bán chưa gặp nhau

Thực tế là có nhiều công ty có các khoản nợ tồn đọng cần muốn bán nhưng gặp phải một số khó khăn và vướng mắc từ trong cơ chế, chính sách của các cơ quan nhà nước, cụ thể như các DNNN đang có lượng nợ xấu và nợ tồn đọng ước tính đến cuối năm 2012 là 73.000 tỷ đồng. Các khoản nợ xấu nêu trên cũng được đánh giá là rất khó giải quyết. Doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng bán tài sản hoặc nhượng cổ phần cho các doanh nghiệp khác để có tiền trả nợ ngân hàng. Nhưng doanh nghiệp Nhà nước rất khó có thể bán theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy giảm. Vì vậy, các khoản nợ mà các doanh nghiệp Nhà nước vay thường phải trông đợi vào sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước dưới các hình thức xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn...

Hiện tại có rất nhiều DN tại VN có nhu cầu thực hiện mua bán nợ nhưng do sự hiểu biết về thị trường cũng như trình độ kiến thức còn yếu kém nên việc tiếp xúc và tiến hành hoạt động mua bán nợ gặp nhiều khó khăn. Các chủ thể tham gia vào thị trường mua bán nợ bao gồm: các chủ thể có nhu cầu mua và bán nợ tại VN; các nhà đầu tư nước ngoài; các nhà đầu tư chuyên nghiệp; các tổ chức tư vấn, môi giới.

2.3.2.4 Thiếu sự tư vấn của các định chế tài chính trung gian

Sự nhận thức về quy trình mua bán nợ của các DN rất hạn chế. Các DN Việt Nam vẫn chưa có thói quen dùng các dịch vụ chuyên nghiệp như kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn pháp lý, tư vấn thuế, nghiên cứu thị trường. Hầu hết các nhà quản lý DN

Việt Nam chưa được đào tạo về nghiệp vụ mua bán nợ và chưa có nhận thức đầy đủ về mọi khía cạnh của vấn đề. Việc không sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định không tối ưu đối với quyền lợi của các cổ đông. Việc bỏ ra một khoản chi phí dịch vụ chuyên nghiệp để giảm thiểu các thua thiệt khác lớn hơn nhiều là một việc rất đáng nên làm. Thiếu hoạt động tư vấn chuyên nghiệp của các nhà môi giới tại Việt Nam, thông thường đó là các công ty mua bán nợ tư nhân có chức năng tư vấn, môi giới…các dịch vụ này được cung cấp riêng rẽ bởi các công ty khác nhau có thể đẩy chi phí tư vấn lên cao và làm nản lòng các bên tham gia.

Các nhà đầu tư tổ chức (bao gồm các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính): Hiện tượng thoái vốn gần đây của các quỹ đầu tư trên TTCK, cho thấy một động thái mới của các quỹ này, dự báo các quỹ này sẽ tập trung vào mảng mua bán những ngành mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên một số quỹ cho biết khả năng huy động vốn trong năm sau gặp khá nhiều khó khăn, nên kì vọng tìm kiếm lợi nhuận từ nhóm khách hàng này cũng sẽ gặp khá nhiều khó khăn.:

 Các công ty Big Four (như PriceWaterHouse, KPMG…): có lợi thế về kiến

thức và kinh nghiệm; Là công ty đa quốc gia nên họ có sân chơi rộng lớn hơn, nguồn khách hàng/thông tin dồi dào hơn.

 Các ngân hàng đầu tư/quỹ đầu tư: có lợi thế về mặt tài chính, có thể tài trợ

cho các thương vụ mua bán nợ (trở thành một cổ đông chiến lược là một ví dụ), nhắm chủ yếu vào các khách hàng lớn.

 Các công ty kiểm toán khác: có điểm thuận lợi là họ có nhân sự và sản phẩm

dịch vụ để thực hiện trọn gói (chẳng hạn như dịch vụ Due Diligence), nhắm chủ yếu vào đối tượng khách hàng nhỏ hơn.

 Các công ty chứng khoán: là đối tượng cạnh tranh chủ yếu lẫn nhau do tính

 Các công ty chuyên về dịch vụ mua bán nợ: có lợi thế về thông tin do đang sở hữu các trang web đăng tải các thông tin mua bán doanh nghiệp như cổng www.muabandoanhnghiep.com.vn do công ty tư vấn đầu tư tài chính IDJ Financial quản lý và www.muabancongty.com do công ty TigerInvest quản lý. Hiện giờ chưa có nhiều ở VN nhưng trong tương lai sẽ phát triển mạnh khi nhu cầu mua bán nợ bùng nổ.

2.3.3 Nguyên nhân gây ra những hạn chế đối với sự phát triển của thị trường mua bán nợ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)