Ban hành văn bản quy định hoạt động mua bán nợ có sự tham gia của yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 111 - 112)

yếu tố nước ngoài

Với nguồn vốn lớn và kinh nghiệm hàng chục năm phát triển thị trường mua bán nợ, các nhà đầu tư ngoại sẽ là một trong những đối tác tham gia hoạt động hiệu quả trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, cần rà soát và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán nợ, về quan hệ giữa công ty xử lý nợ với các tổ chức tín dụng.

Muốn thu hút các NĐT nước ngoài tham gia thị trường này thì Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ và có ác khuôn khổ pháp lý phải tạo thuận lợi cho họ, đặc biệt là vấn đề trần tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp, nhất là các ngân hàng, cũng như việc sở hữu tài sản tại Việt Nam, nhất là bất động sản. Các vấn đề liên quan đến giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các DNVN chưa cụ thể và minh bạch, do đó cần thống nhất những quy định trên, cụ thề là:

 Cần xem xét lại quy định về giới hạn quyền sở hữu nước ngoài tại các công

ty trong lĩnh vực phân phối: Hiện vẫn áp dụng mức giới hạn ở mức 49% cho công ty niêm yết và chưa niêm yết (trừ lĩnh vực ngân hàng là 30%) nhưng trong nghị định 139/2007/NĐ-CP và cam kết WTO lại quy định mức sở hữu này lên tới 99%.

 Cần phải làm rõ ràng những vấn đề sau:

Thế nào là DN có vốn đầu tư nước ngoài? Nếu như DN 100% vốn nước ngoài nhưng mang "quốc tịch" VN vẫn được xem là DNVN. Vậy, nếu một DN chỉ có 1% vốn đầu tư nước ngoài thì có được xem là DNVN hay đó là DN có vốn đầu tư nước ngoài, và đây là một cách để các nhà đầu tư nước ngoài lách luật góp vốn và trốn thuế.

Cần phải làm rõ DN có vốn đầu tư nước ngoài có được xem là nhà đầu tư nước ngoài hay không? Chính sự không rõ ràng của vấn đề này trong thời gian qua mà các NĐT nước ngoài đã lách các qui định về quyền sở hữu trong các DN Việt Nam.

Cần xác lập rõ ràng quy định sở hữu của Nhà nước trong từng lĩnh vực. Yếu tố nước ngoài trong hoạt động mua bán nợ có thể chia làm 2 trường hợp:

 Một là, phía nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động

tại Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại VN. Đối với đối tượng này thì thủ tục và điều kiện để thực hiện hoạt động mua bán nợ tại VN tiến hành theo những qui định chung.

 Hai là, phía nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài chưa từng hoạt

động kinh doanh tại VN hoặc hoạt động kinh doanh tại VN nhưng không theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại VN. Trong trường hợp này, tiến trình và thủ tục thực hiện hoạt động mua bán nợ cũng thực hiện như những gì đã qui định.

Tóm lại, việc ban hành một văn bản pháp luật qui định những vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán nợ là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đây là một giải pháp quan trọng để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mua bán nợ và hỗ trợ cho sự hình thành thị trường mua bán nợ, phát triển theo đúng tiềm năng thực tế ở thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)