Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 30 - 34)

 Quy định về pháp luật của các cơ quan chủ quản:

Đây có thể coi là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thị trường mua bán nợ của các DN đặc biệt là các DN thuộc nhà nước.

Hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ là cơ sở chủ yếu để các bên tham gia đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể và áp dụng trong thực tế.

Bản thân quy định của các cơ quan chủ quản cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường mua bán nợ. Có những NH chú trọng đến việc xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ thì sẽ

có những quy định, hướng dẫn cụ thể. Bản thân các NH này lại có những quy định riêng biệt so với quy định chung do đặc thù kinh doanh của NH, do quan điểm xử lý nợ...

Tuy nhiên, có những NH thì nghiệp vụ bán nợ hầu như chưa thực hiện, chỉ thực hiện việc chuyển giao khoản nợ trong nội bộ (cho công ty quản lý và khai thác tài sản của NH).

 Thực trạng các khoản nợ bao gồm:

Trạng thái của khoản nợ: Nợ tốt hay nợ xấu; nợ có khả năng thu hồi hay không; các khoản nợ hiện đang hạch toán nội bảng hoặc đang hạch toán ngoại bảng. Thông thường, các khoản nợ hạch toán ngoại bảng là các khoản nợ đã được các NH sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý có khả năng thu hồi thấp hơn nhiều so với các khoản nợ hiện đang hạch toán nội bảng.

Tình hình tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo hầu như là nguồn thu chủ yếu và duy nhất của các khoản nợ (đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo). Việc nắm bắt được chính xác tình hình tài sản đảm bảo của khoản nợ sẽ gia tăng khả năng đàm phán mức giá bán nợ cũng như sẽ đảm bảo một mức giá bán nợ phù hợp cho Ngân hàng.

Tình hình khách hàng: thiện chí trả nợ của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng phục hồi...cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc mua, bán một khoản nợ.

Khả năng thu hồi các khoản nợ: đây chính là một trong các yếu tố cơ bản để xác định giá bán một khoản nợ. Khả năng thu hồi càng cao, thời gian thu hồi càng ngắn thì giá mua, bán nợ càng gần với giá trị của khoản nợ (gốc + lãi + phí phát sinh). Bên cạnh việc xác định khả năng thu hồi các khoản nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo của khoản vay còn có thể xác định từ việc dự đoán các nguồn thu nhập khác của khách hàng.

Tuy nhiên, có những trường hợp, việc xác định khả năng thu hồi một khoản nợ là không hề dễ dàng, việc dự đoán đôi khi không chính xác, thậm chí còn sai lệch hoàn toàn. Đây là rủi ro trong quá trình bán nợ của ngân hàng, vì nếu dự báo không chính xác thì có thể mức giá bán nợ sẽ rất thấp so với mức giá trị còn lại của khoản nợ và như thế thì gây thất thoát vốn cho ngân hàng.

Tóm lại, trên cơ sở thực trạng các khoản nợ, các ngân hàng sẽ có các biện pháp ứng xử phù hợp. Trong trường hợp dự định bán nợ, tuỳ từng thực trạng, tính chất khoản nợ mà ngân hàng thoả thuận mức giá bán phù hợp cũng như chọn lựa đối tác mua nợ.

 Sự minh bạch của thông tin:

Sự minh bạch của thông tin cũng có thể được coi là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường mua bán nợ. Sự minh bạch thông tin ở đây được hiểu là sự minh bạch về thông tin khách hàng, thông tin tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng...

Khi có đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin liên quan đến khoản nợ mà ngân hàng dự kiến bán thì khả năng thu hồi vốn, khả năng đàm phán tăng giá bán nợ sẽ tăng, hiệu quả của nghiệp vụ bán nợ tăng lên nhiều so với tình trạng thông tin không rõ ràng, minh bạch.

Thông tin chung về nợ tồn đọng của các doanh nghiệp (đặc biệt là các DNNN) chưa được thu thập, theo dõi, cập nhật một cách thường xuyên và có hệ thống, chưa có đủ chế tài cho chủ nợ và khách nợ theo dõi và báo cáo tình hình nợ tồn đọng một cách thường xuyên. Ngay cả trong các văn bản chính thức còn chưa phân biệt được các khái niệm như nợ tồn đọng, nợ xấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ dưới chuẩn...

1.2.5 Sự cần thiết phải phát triển thị trường mua bán nợ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, nợ xấu là một trong những vấn đề thường trực luôn đe dọa sự tồn tại và phát triển ổn định của hệ thống tài chính ở các quốc gia. Đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng hay thời kỳ tái cấu trúc hệ thống tài

chính, nợ xấu lại được bàn đến như một trong những vấn đề cốt lõi nhất cần giải quyết. Nhưng đến nay, con số nợ xấu chính xác là bao nhiêu vẫn là một ẩn số. Đây thực sự là một trong những khó khăn lớn để giải quyết vấn đề nợ xấu.

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, mua bán nợ chính là một trong những biện pháp quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng. Khi xử lý được nợ xấu sẽ ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức mạnh cho các định chế tài chính. Do vậy, “phát triển thị trường mua bán nợ” là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường trên thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy, thị trường này phát triển, góp phần tạo thêm kênh giải quyết nợ xấu và nợ tồn đọng trong nền kinh tế, từ đó sẽ giúp cho tình hình tài chính trong các DN và cả các NHTM được lành mạnh, minh bạch, giảm rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, xử lý nợ xấu là việc nên quyết định và hành động nhanh thông qua thị trường mua bán nợ, để tránh những hệ lụy tiêu cực cho nền kinh tế. Thị trường mua bán nợ là một bộ phận nằm trong thị trường tài chính, nên nó mang đầy đủ vai trò của thị trường tài chính, như: thông qua hoạt động NHTM tạo lập nguồn vốn cho nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó thị trường mua bán nợ cũng có những vai trò nổi bật, cụ thể như sau:

 Đối với các TCTD, đi liền với tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu ngày càng

tăng. Như vậy, một khi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi được xử lý thì hệ thống tài chính trong NH càng trở nên liền mạch, từ đó nâng cao uy tín và sức mạnh trong kinh doanh.

 Đối với các DN nói chung, thông qua thị trường mua bán nợ, các DN có thể

mua bán các khoản nợ để từ đó tiến hành tái cơ cấu, tổ chức lại công ty để thu lợi nhuận, hoặc tiến hành cổ phần hóa DN hòa nhập với xu hướng phát triển chung hiện nay.

Như vậy, phát triển thị trường mua bán nợ là vấn đề cần thiết, giúp cho tình hình tài chính của doanh nghiệp trở nên lành mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ chế, chính sách cho thị trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu về thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay và đưa ra các kiến nghị và giải pháp để phát triển thị trường này là vô cùng cần thiết, nhằm giải quyết cơ bản vấn đề nợ tại Việt Nam nói chung và nợ xấu, nợ tồn đọng nói riêng.

1.3 KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TRÊN THẾ GIỚI

Hoạt động mua bán nợ là một lĩnh vực kinh doanh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới.Tại Mỹ và Châu Âu, các công ty kinh doanh chuyên mua bán nợ được hình thành từ khá sớm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý nợ khó đòi của các công ty. Ngay trong khu vực Châu Á một số quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan… cũng đã có hoạt động mua bán nợ kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Đến nay hoạt động mua bán nợ trên thế giới đã trở thành một ngành kinh doanh cực kỳ sôi động và chuyên nghiệp, có thể mang lại nhiều lợi nhuận, đồng thời cung cấp nhiều giải pháp chuyên môn hóa cho cả chủ nợ lẫn khách nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)