Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 38 - 50)

Các mô hình quản lý tài sản và kinh nghiệm áp dụng các mô hình nói trên trong việc xử lý nợ xấu ở các nước châu Á sau khủng hoảng tài chính năm 1997, để từ đó rút ra mô hình thích hợp xử lý nợ có hiệu quả cho Việt Nam. Qua kinh nghiệm xử lý nợ của AMCs ở Thái Lan cho thấy, AMCs có vốn sở hữu nhà nước có hành vi rủi ro đạo đức cao nhất. Trong các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì mô hình quản lý tài

sản quốc doanh vẫn là ưu tiên lựa chọn. Khi khung pháp lý để xử lý nợ xấu vẫn còn chưa mạnh thì quy trình xử lý nợ có thể được rút ngắn và rất phù hợp đối với các khoản nợ xấu mang tính hệ thống. Đồng thời, khi thị trường mua bán nợ ế ẩm thì AMCs quốc doanh sẽ là nơi lý tưởng để tiêu thụ nợ xấu ngân hàng. Hơn nữa, khi Chính phủ mua lại nợ xấu của ngân hàng thông qua các AMCs quốc doanh thì Chính phủ có thể dễ dàng áp đặt các điều kiện cần thiết cho việc tái cấu trúc các ngân hàng chất đầy nợ nần. Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của 4 AMCs quốc doanh ở Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, và Thái Lan cũng chỉ ra rằng các tỷ số xử lý nợ xấu và tỷ số thu hồi tiền mặt tương đối cao trong các AMC quốc doanh.

Để các AMC thành công thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy, quy trình xử lý nợ xấu của các AMC gồm 2 khâu chính quan trọng là khâu thu mua các khoản nợ xấu và khâu xử lý các khoản nợ xấu đã được mua lại. Dù rằng mục đích của các AMC thường được cho là làm trong sạch bảng cân đối của các NHTM, các tổ chức tài chính thông qua nghiệp vụ mua lại nợ xấu, nhưng trong thực tế nó còn phải tìm cách phục hồi giá trị của các tài sản thanh lý và nợ xấu đã mua ở mức cao nhất có thể. Để làm được điều này thì một trong những yếu tố quan trọng là:

 Phải đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng ảm đạm và suy thoái. Nếu không làm

được điều đó thì nợ xấu của các ngân hàng sẽ không thực sự mất đi mà nó chỉ chuyển lòng vòng trong nền kinh tế.

 Nhà nước cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để có thể

điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xử lý nợ xấu, tạo lập một môi trường hoạt động minh bạch, bình đẳng, thông suốt. Chứ không chỉ hỗ trợ nguồn vốn ban đầu rồi để các AMC tự xử lý nợ xấu.

 Cơ chế định giá các khoản nợ xấu một cách công khai và minh bạch

giảm bất cân xứng thông tin giữa AMC và các NH, bởi vì các NH luôn có nhiều thông tin hơn AMC về những khoản nợ xấu để không thất thoát vốn nhà

nước mà không đạt được hiệu quả. Và các quyết định mua bán nợ cần phải được độc lập về chính trị để đảm bảo các AMC có thể đạt mục tiêu xử lý nợ.

 Các AMC phù hợp về qui mô, phải có đầy đủ các nguồn lực về vốn,

nhân sự, năng lực đánh giá được rủi ro và xếp loại các tài sản, nợ xấu mà các NH mang đến bán cho mình. Đồng thời phải ngăn ngừa được rủi ro đạo đức, tâm lý ỷ lại của các NH khi bán nợ xấu cho AMC. Không để phát sinh nhiều nợ xấu mới trong nền kinh tế trong khi nợ xấu cũ vẫn chưa xử lý xong. Đối với Việt Nam, lựa chọn, áp dụng phương thức nào để xử lý nợ xấu vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, dù áp dụng phương thức nào trước hết cần có đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, trong đó bao gồm các vấn đề sau:

 Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện tái cấu trúc và xử lý

nợ xấu. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty quản lý tài sản và hoạt động chúng khoán hóa chưa có. Trong một số trường hợp, có thể phải cân nhắc tới việc ban hành một đạo luật khẩn cấp cho hoạt động của AMC.

 Chính phủ có thể cân nhắc việc thành lập công ty AMC nhưng xác định rõ

mục tiêu chỉ để thực hiện tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Trong đó, cơ sở của nguồn vốn hoạt động và lộ trình hoạt động của côn ty cần được làm rõ.

 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần được triển khai đồng bộ với xử lý nợ

xấu bao gồm những nội dung liên quan đến kiểm kê đánh giá các khoản nợ, mua bán nợ xấu và đóng cửa các ngân hàng yếu kém, đồng thời hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng tốt.

 Phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu

vực ngân hàng. Đây được coi là kênh huy động vốn hữu hiệu trong thời điểm nguồn lực nội tại của ngân hàng trong nước gặp khó khăn.

 Cần xây dựng mạng an toàn tài chính quốc gia, trong đó có phân định trách nhiệm và cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các thành viên như NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và Bảo hiểm tiền gửi.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã thực hiện. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như: Kinh ttế vĩ mô chưa thực sự ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay; Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Với kinh nghiệm của các nước ở châu Á trong xử lý nợ xấu trên và những hàm ý cho Việt Nam, hy vọng rằng Việt Nam sẽ đưa ra cho mình giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 1

Chương một của luận văn cung cấp cái nhìn tổng quát hoạt động mua bán nợ, những cơ sở lý luận để phát triển thị trường mua bán nợ thông qua các khái niệm, những loại hình cơ bản, phương thức thực hiện. Bằng những lập luận của mình, tác giả đã cho thấy những lý do để các doanh nghiệp tiến hành mua bán nợ, phục vụ cho lợi ích kinh doanh. Theo sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của thị trường, cho thấy nhu cầu của hoạt động này đang ngày càng mạnh mẽ và việc đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này trong tương lai là tất yếu, góp phần phát triển thị trường dịch vụ tài chính hiện đại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

2.1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM

Theo tiến trình phát triển kinh tế thị trường ở VN đến năm 2020, chúng ta sẽ tăng số lượng DN với khoảng 1.000.000 DN, quy mô DN sẽ tăng lên, thị trường SXKD không phải chỉ trong nước mà phải ra thị trường toàn cầu. Do tình hình SXKD này càng phức tạp, đòi hỏi các DN phải có tầm nhìn chiến lược tốt, đòi hỏi phải có năng lực tốt điều hành SXKD nếu không nguy cơ rủi ro cao, sẽ nảy sinh nhiều DN có nhu cầu bán các khoản nợ và tài sản “nguồn cung” sẽ rất nhiều và đa dạng. Về nhu cầu mua lại các khoản nợ đó cũng rất lớn. Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng mua bán nợ đã diễn ra tại Việt Nam từ năm 1990 đến nay, song song với quá trình xử lý nợ của các NH. Hoạt động này diễn ra ngay trong điều kiện bình thường nhưng đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế cần cải tổ, xử lý các vấn đề khủng hoảng NH.

Năm 1990, đánh dấu sự hình thành của thị trường cũa thị trường mua bán nợ tại Việt Nam bằng sự ra đời của Ban chỉ đạo thanh toán công nợ theo Quyết định số 401/QĐ – UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/11/1990. Theo Quyết định này thì nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thanh toán công nợ thành phố là giúp Ủy ban Nhân dân thành phố thực hiện:

 Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán nợ nần dây dưa, chiếm dụng

vốn lẫn nhau giữa các đơn vị kinh tế thành phố với Trung ương và tỉnh bạn cụ thể là:

Tập hợp công nợ của tất cả các ngành các cấp thuộc thành phố và quận huyện quản lý về số nợ phải thu và số nợ phải trả.

Đề ra các biện pháp tích cực để xử lý công nợ, có quy định thời hạn thanh toán dứt điểm.

 Quan hệ với các cơ quan, đơn vị kinh tế Trung ương và tỉnh bạn để hỗ trợ

trong việc thanh toán công nợ.

 Kiến nghị với các cơ quan pháp luật để xử lý các trường hợp cố ý chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Năm 2000, thị trường mua bán nợ tiếp tục phát triển với sự ra đời của Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 305/2000/QĐ – NHNN5 ngày 15/09/2000 về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của NHTM. Năm 2001, thay thế cho Quyết định số 305/2000/QĐ – NHNN5 ở trên, là Quyết định 1389/2001/QĐ – NHNN ngày 07/11/2001 của NHNN ban hành, quy định về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp của NHTM. Hiện nay, nhiều công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM quốc doanh và cả NHTM cổ phần đã được thành lập như Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NH Đầu tư và Phát triển, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, NH Sài Gòn Thương Tín… Các công ty này chỉ hoạt động giới hạn trong việc mua, bán đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ chưa được phép mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua, bán nợ của DN, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Hiện có khoảng 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc các NHTM có chức năng tiếp nhận và xử lý nợ xấu cho các NH mẹ. Trong quý I năm nay, hoạt động mua bán nợ trở nên sôi động hơn do ngày càng có nhiều DN phá sản, ngừng hoạt động. Nhiều tổ chức mua bán nợ của các NHTM đã xúc tiến giao dịch để giải quyết nợ xấu của các DN nhằm cứu DN và ổn định “sức khỏe” cho chính NH cho vay.

Năm 2003, sự phát triển của thị trường mua bán nợ được đánh dấu bởi một cột mốc quan trọng đó ra sự đời của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính, thông qua Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/06/2003 về việc thành lập Công ty Mua,

bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) với mục đích hỗ trợ các DNNN lành mạnh hoá tình hình tài chính trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng. Việc thành lập DATC hi vọng sẽ góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình sắp xếp, cổ phần hoá, giao, bán khoán và cho thuê doanh nghiệp thông qua việc xử lý tài sản và các khoản nợ tồn đọng trước khi thực hiện chuyển đổi DN, xử lý các khoản nợ và tài sản được loại trừ khi xác định giá trị DN. Đồng thời, thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển và tạo thêm nguồn hàng hoá cho thị trường tài sản và thị trường vốn. Qua đó thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường trong nền kinh tế quốc dân đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước. Xây dựng mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của một số định chế tài chính trung gian như công ty mua bán nợ, dịch vụ đòi nợ thuộc một số thành phần kinh tế khác. Hoạt động của DATC trong thời gian qua:

 Ngày 13/1/2014, Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) đã tổ chức Hội nghị

Tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2014 và tổ chức Hội nghị Người lao động. Theo báo cáo của DATC tại Hội nghị, năm 2013, Công ty đã ký được 15 hợp đồng với giá trị các khoản nợ là 1.793 tỷ đồng, đạt 101% so với kế hoạch, tăng gấp 2 lần sơ với thực hiện năm 2012. Lũy kế từ năm 2004 đến năm 2013, DATC đã thực hiện 136 phương án mua bán nợ theo theo hình thức thỏa thuận và chỉ định để xử lý tài chính tái cơ cấu DN và thu hồi nợ. Giá trị sổ sách của các khoản nợ là 10.172,9 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 2.996,6 tỷ đồng, thu hồi được 3.172,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ thu hồi 106%.

 Trong hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN năm 2013, Công ty đã mua

bán nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu thành công 8 DN, thông qua đó đã giúp chuyển đổi, cổ phần hóa được 5 DNNN trong tổng số 41 DNNN được cổ phần hóa trên phạm vi cả nước trong năm 2013 (năm 2012, cả nước cổ phần hóa được 13

DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 9 DN; năm 2011, cả nước cổ phần hóa được 16 DNNN, trong đó DATC đã tái cơ cấu được 8 DN). Trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, những con số kể trên là hết sức ấn tượng và xứng đáng được ghi nhận. Lũy kế từ năm 2007 đến năm 2013, DATC đã mua nợ, xử lý tài chính, tái cơ cấu cho 89 DN, trong đó chuyển đổi thành công được 62 DN và 27 DN đang triển khai thực hiện. Trong năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, DATC cũng đã phát hành và niêm yết thành công trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để tái cơ cấu nợ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vay của TCTD trong nước và nước ngoài.

 Trong công tác tiếp nhận, xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ ra khỏi giá trị DN khi cổ phần hóa DNNN, năm 2013, Công ty đã ký biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản và nợ loại trừ của 37 DN với giá trị tiếp nhận là 54,4 tỷ đồng. Công ty đã tiến hành xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận của 39 DN, giá trị tiếp nhận đã xử lý là 34,4 tỷ đồng, giá trị thực tế thu hồi là 15,1 tỷ đồng, đạt 151% so với kế hoạch năm 2013. Lũy kế từ năm 2004 đến năm 2013, DATC đã tiến hành xử lý tài sản và thu hồi nợ loại trừ đã tiếp nhận khi CPH các DN 100% vốn nhà nước, giá trị thực tế thu hồi cho ngân sách nhà nước đạt 534 tỷ đồng.

 Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận, mua bán và xử lý nợ tồn đọng,

đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, Công ty đã chú trọng mở rộng hợp tác kinh doanh với đối tác trong và ngoài nước, nâng cao hình ảnh, vị thế của Công ty trên thương trường. Công ty đã tổ chức Lễ ký Thỏa thuận Hợp tác với Công ty Quản lý tài sản quốc gia Hàn Quốc (KAMCO), tăng cường và nâng cao hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong việc trao đổi kinh nghiệm xử lý nợ tồn đọng, bao gồm quản lý nợ xấu và tái cơ cấu DN đồng thời tổ chức các hoạt động trao đổi nhân sự, quảng bá thương hiệu, tư vấn, đào tạo thông qua Quỹ Chia sẻ Tri thức (KSP) hướng tới mục tiêu xử lý nợ tồn đọng

có hiệu quả. Bên cạnh đó, DATC đã tham gia thành lập Diễn đàn các công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)