Kiến của một số chuyên gia về sự phát triển của thị trường mua bán nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 87 - 90)

Việt Nam

Theo chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh, nguồn lực để thực hiện mua bán nợ hiện nay còn yếu nên trên thị trường mua bán nợ, cung đã có nhưng cầu lại chưa sẵn sàng. Một mình DATC với vốn điều lệ hơn 2.000 tỉ đồng không thể đáp ứng nổi nhu cầu được cứu của rất nhiều DN đang thoi thóp. Năng lực tài chính của những công ty quản lý nợ và khai thác tài sản cũng như các công ty cổ phần quản lý quỹ hiện nay còn khá khiêm tốn. Vì thế, theo TS Lê Đăng Doanh, cần thành lập ngay quỹ mua nợ xấu DN. Quỹ này sẽ mua lại nợ của các DN đang khó khăn nhưng vẫn có hướng ra như có dự án kinh doanh tốt, công nghệ tốt, nhiều lao động giỏi…

Theo chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển, mua bán nợ là hoạt động đỉnh cao của hệ thống tài chính, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm về đồng vốn của mình nên tốt nhất DN hoạt động trong lĩnh vực này phải là các đơn vị tư nhân. Hiện tại, một số NHTM đã thành tập đoàn tài chính, công ty mua nợ (công ty con) nhưng các NHTM lại chưa có thói quen bán nợ xấu, thiếu chuyên môn về quản trị... Ngoài ra, tại Việt Nam mới chỉ có mua bán nợ dưới dạng tài chính, chưa có đội ngũ nhân sự tham gia làm mới, thay đổi cấu trúc công ty để hoạt động hiệu quả hơn. Cũng theo ông Hiển, trước đòi hỏi cấp bách về tái cấu trúc NH, DATC hiện chưa đủ lực. Vì vậy, nên kêu gọi

sự tham gia của các nhà đầu tư, các định chế tài chính nước ngoài. Đặc biệt, phải có hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán nợ.

Theo TS Võ Trí Thành cho rằng trong hoàn cảnh đặc biệt, Nhà nước cần can thiệp về kỹ thuật và giám sát việc mua bán nợ để giảm thiểu thiệt hại. Đây là cách một số nước như Mỹ, Nhật Bản… đã làm.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing TP Hồ Chí Minh – Ông Phạm Hữu Hồng Thái cho biết, từ năm 1998 đến 2002, Thái Lan đã thành lập bốn công ty xử lý nợ quốc doanh để mua lại nợ của năm ngân hàng thương mại Nhà nước thông qua mô hình tái cấp vốn. Tuy nhiên, nhược điểm của công ty mua bán nợ quốc gia là xét duyệt mua những khoản nợ dễ dãi, hoặc có thể thiếu cơ chế cung cấp thông tin để nhiều đơn vị khác tham gia giám sát xem họ hoạt động hiệu quả không. Song nếu đặt lên bàn cân so sánh với nhiều biện pháp khác, ông Phạm Hữu Hồng Thái vẫn cho rằng, nên thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, hay còn gọi là AMC quốc gia. Và nếu so sánh giữa các hình thức AMC tư nhân và AMC quốc gia, thì mô hình công ty xử lý nợ tập trung cấp quốc gia để xử lý nợ xấu ngân hàng sẽ phù hợp với tình hình của nước ta. Vì mô hình này tuy có rủi ro, nhưng cũng có nhiều ưu thế, đặc biệt là trong bối cảnh khung pháp lý xử lý nước ta chưa được hoàn thiện. Đề xuất này cũng được nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình do Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính hiện naykhông đủ khả năng giải quyết được khoản nợ xấu khổng lồ hiện nay. Hơn nữa, chức năng, nhiệm vụ của công ty này cũng chỉ là giải quyết nợ và tài sản tồn đọng cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Theo Giám đốc Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của NHTM cổ phần công thương Việt Nam Nguyễn Thị Mùi, điểm cần lưu ý là vốn hoạt động của Công ty mua bán nợ quốc gia được huy động từ nguồn nào. Song, có thể thấy, dù là nguồn từ NHNN, Bộ Tài chính hay phát hành trái phiếu để bán cho NHTM đang dư dật vốn đều phải bàn kỹ. Bởi mỗi nguồn này có ưu điểm, hạn chế, nhất là phải đặt nguồn

này trong bối cảnh có thể xảy ra tái lạm phát cao. Đặc biệt là có cơ chế kiểm soát chi tiêu nguồn này, vì dù là nguồn vốn nào, thì cũng là nguồn lực quốc gia.

Theo ông Trương Đình Tuyển, NHNN cũng có thể ứng vốn trước cho định chế tài chính mua bán nợ quốc gia, nhưng bản thân định chế tài chính này sau khi thành lập cần phát hành chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu để thu hút vốn. Sau đó, dùng nguồn vốn đó xử lý nợ xấu.

Dưới góc nhìn của một nhà tư vấn thuế, Chủ tịch Hiệp hội tư vấn thuế Nguyễn Thị Cúc cho rằng, thay vì hình thành một công ty mua bán nợ quốc gia mới hoàn toàn, nên phát triển Công ty mua bán nợ Việt Nam trở thành DN này. Bởi ở góc nhìn nào đó, chức năng của DATC cũng là mua bán nợ. Nếu hiện tại chức năng này chỉ là xử lý nợ xấu của DNNN, thì có thể bổ sung chức năng mua bán nợ để cải cách cả DN tư nhân.

Từ một số ý kiến của các chuyên gia kinh tế (những nhà nghiên cứu hay những người trực tiếp tham gia vào hoạt động của thị trường mua bán nợ), sẽ cho ta cái nhìn thực tế hơn tổng quan về một số giải pháp để phát triển thị trường mua bán nợ.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Chương hai của luận văn cho ta cái nhìn thực tế và đi sâu vào sự gia tăng nhu cầu bán nợ và mua nợ. Từ đó giúp cho ta thấy được sự cần thiết để phát triển thị trường mua bán nợ này trong tương lai. Song song đó, chương hai của luận văn cũng làm rõ về những rào cản và nguyên nhân của những hạn chế này đối với thị trường mua bán nợ, tạo tiền đề cho việc xây dựng những giải pháp thích hợp để phát triển thị trường mua bán nợ trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)