Ổn định tình hình kinh tế và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 103 - 105)

Ổn định tình hình kinh tế vĩ mô: Cần có các giải pháp chính sách không chỉ cho năm 2014 mà còn cả trong những năm tiếp theo với nhiệm vụ ưu tiên là: ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc, cụ thể là:

 Việt Nam cần có các biện pháp tập trung ổn định kinh tế vĩ mô hơn là tăng

trưởng nhanh, đồng thời cải thiện hiệu quả nền kinh tế nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững với tư cách là một nước có thu nhập trung bình.

 Năm 2014 là năm vấn đề lạm phát cần coi trọng hơn do kinh tế đã từng bước

phục hồi và các yếu tố hậu thuẫn cho mức giá thấp không còn nữa. Tuy nhiên, không nên thắt chặt tiền tệ một cách hoàn toàn cứng rắn, mà cần linh hoạt để duy trì thanh khoản cho nền kinh tế; cần tiến đến mục tiêu điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt với thị trường hơn thay vì giữ tỷ giá chính thức cố định.

 VN cần tập trung vào tái cơ cấu DNVN. Sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu,

chúng ta thấy rõ được những điểm yếu của nền kinh tế, do đó đây là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế. Khi thực hiện việc này sẽ góp phần giúp cho hoạt động mua bán nợ trở nên sôi động hơn. Mức độ và hiệu quả của tái cơ cấu nền kinh tế lại phục thuộc vào việc giải quyết các “nút thắt” của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ và bộ máy quản lý hành chính. Do đó, cần đẩy mạnh cải cách và tập trung giải toả các “nút thắt” này.

 VN cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để nhu cầu mua bán nợ của các

DN ngày càng tăng; cần tạo ra nhu cầu nội tại của thị trường, trong môi trường kinh doanh đó phải có sự cạnh tranh cao giữa các DN. Đó là động lực để DN vươn lên, khi đó sẽ có DN tồn tại, phát triển, có DN bị phá sản.Tất

yếu, môi trường đó sẽ hình thành nhu cầu mua bán nợ, liên doanh, liên kết giữa các DN để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn.

 Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN để thu hút các nhà

đầu tư chiến lược, nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa có giá trị lớn cho hoạt động mua bán nợ.

 Cần cân nhắc về chính sách chuyển tiền ra nước ngoài như thế nào, Việt Nam có tiếp tục phá giá đồng nội tệ hay không. Các NĐT nước ngoài cũng sẽ cân nhắc nhiều về vấn đề này bởi nhiều dự án người nước ngoài đã đầu tư vào VN không đạt được như những gì họ mong đợi. VN ưa bán những kỳ vọng, còn thực tế, chưa có những dự án thành công lớn, điển hình cho tính hiệu quả của dòng vốn nước ngoài vào DNVN.

 Tóm lại, nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp để duy trì tốc độ

tăng trưởng kinh tế, gia tăng tính cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện vĩ mô thuận lợi giúp cho TTCK VN ngày càng phát triển ổn định hơn. Khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì sẽ giúp gia tăng tính cạnh tranh giữa các DN trong nền kinh tế, góp phần cho sự phát triển của hoạt động mua bán nợ trong thời gian sắp tới.

Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đánh giá chi phí vay mượn của Việt Nam tại thị trường vốn quốc tế. Thông qua việc tiếp xúc với các công ty đánh giá xếp hạng tín nhiệm nhằm thúc đẩy, tuyên truyền và giới thiệu sâu rộng hơn về tình hình Việt Nam cho các nhà đầu tư quốc tế. Theo đề án của Bộ Tài Chính dự thảo, để nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia, ngoài yếu tố quyết định là tiếp tục nâng cao nội lực của nền kinh tế, tăng cường tính chủ động và chuyên nghiệp còn đòi hỏi đáp ứng một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Xây dựng mục tiêu đề ra là phấn đấu từng bước nâng bậc xếp hạng tín nhiệm và đến năm 2020 đạt mức xếp hạng tín nhiệm tối thiểu là Baa3 do Moody’s xếp hạng hoặc BBB- do

S&P và Fitch xếp hạng. Đó là, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội duy trì trong khoảng từ 33 - 35% GDP, nâng cao hiệu quả đầu tư công, phấn đấu đưa chỉ số ICOR về mức trung bình so với các nước có cùng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)