Sự giám sát của Nhà nước còn lỏng lẻo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 82 - 83)

Việc thiếu giám sát dẫn đến hệ quả nhiều doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn như Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lún sâu vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, thậm chí bên bờ phá sản mà không có cảnh báo sớm..

Hiện nay tại Việt Nam, cơ quan giám sát hoạt động mua bán nợ là Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên hoạt động này chưa được quan tâm đúng mực. Cần tăng cường sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Bên cạnh những vướng mắc còn đòi hỏi quyết tâm chính trị rất lớn của Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu.

Nhiều nhà quản lý cho rằng nếu không có thị trường mua bán nợ, thì Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản quốc gia trở thành độc quyền. Mà độc quyền thì sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, vấn đề lợi ích nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêu cực…

Thiếu đồng bộ giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ: Để thị trường mua bán nợ hoạt động hiệu quả, lãi suất phải thấp, các doanh nghiệp phải có nhiều cơ hội tiếp cận vốn vay, để DATC tái cấu trúc tài chính các khách nợ. Chính sách tài khóa đang cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giãn thuế, nâng mức khởi điểm chịu thuế, trong khi chính sách tiền tệ từ năm 2010 đến nay luôn duy trì khống chế trần huy động, thỏa thuận lãi vay, làm lãi suất cho vay ở mức rất cao, dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao như hiện nay, đồng thời làm giảm khả năng tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp là khách nợ, làm chậm tiến trình tái cấu trúc kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)