Hạn chế về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 73 - 76)

Một trong những rào cản lớn đối với việc xử lý nợ xấu là Việt Nam đang thiếu một khung pháp lý hoàn thiện cho việc mua bán và xử lý nợ. Hiện nay, các khung pháp lý cho hoạt động của một công ty mua bán nợ vẫn hết sức “sơ khai”.

Hoạt động mua bán nợ trên nguyên tắc là được phép nhưng vẫn còn đang được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, những quy định một cách chung chung, chưa có hệ thống chi tiết, cơ chế và thủ tục để thực hiện mua bán nợ hết sức lằng nhằng. Điều này làm cho các bên tham gia hoạt động mua bán nợ gặp khó khăn trong việc thực hiện và làm cho các cơ quan quản lý khó kiểm soát các hoạt động mua bán nợ. Do đó thị trường mua bán nợ không khai thông được.

Khuôn khổ pháp lý và trình tự thủ tục mua bán và xử ý nợ xấu chưa hoàn thiện. Hiện nay, các hoạt động mua bán nợ chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Quyết định 59/2006/QĐ - NHNN về quy chế mua bán nợ của các TCTD, quy chế này chỉ giới hạn

ở quy định mang tính quy trình đối với hoạt động mua bán nợ mà thiếu đi những yêu cầu có tính bắt buộc bán nợ ở các TCTD nếu nợ xấu vượt quá tỷ lệ nhất định hoặc kéo dài quá thời hạn cho phép mà không được xử lý, gây lãng phí nguồn lực xã hội.. Cơ chế, chính sách về hoạt động mua bán nợ gắn với tái cơ cấu DN vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Hệ thống tòa án hiện nay làm việc chưa hiệu quả khiến cho việc kiện tụng, tranh chấp kéo dài và chi phí tốn kém. Do vậy, chủ nợ rất khó thu hồi nợ và chi phí vô cùng cao. Chính việc thiếu những quy định như vậy cũng như trình tự thủ tục xử lý nợ xấu rất khó khăn từ việc lập hồ sơ, khởi kiện, đến khi thi hành kéo dài, phức tạp đã làm cho những công ty mua bán nợ chuyên nghiệp nản lòng khi tham gia thị trường. Thêm vào đó thị trường mua bán nợ chưa có người mua lại nợ. Vì hệ thống pháp lý chưa hỗ trợ đầy đủ cho thị trường nợ.

Chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về việc đấu giá các khoản nợ tại Trung tâm đấu giá tài sản, còn thực hiện đấu giá khoản nợ tại Hội đồng bán đấu giá tài sản thì phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ, như vậy tính khả thi sẽ không cao vì sẽ có nhiều phiền hà về thủ tục, gây chậm trễ trong quá trình mua bán nợ, làm mất cơ hội của TCTD trong việc thay đổi cơ cấu đầu tư, kinh doanh.

Đồng thời, còn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến thị trường mua bán nợ mà pháp luật nước ta còn chưa có quy định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp...

Thiếu khung pháp lý cho việc định giá:

 Hiện tại, trong giao dịch mua bán nợ có sự chênh lệch lớn giữa giá chào mua và giá chấp nhận bán làm kéo dài thời gian đàm phán và dẫn đến thất bại trong giao dịch.

 Thực tế mua bán nợ trên thị trường, cơ chế xử lý có nhiều điểm không rõ ràng,

nhất là chưa có hướng dẫn cụ thể về định giá các khoản nợ để bán. Một số vướng mắc trong việc xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý trong tính toán, xác

định giá trị DN khi thực hiện chuyển đổi sở hữu không có hướng dẫn cụ thể hay không được quy định trong các văn bản pháp lý. Cơ chế hướng dẫn bán nợ của NH chưa đồng bộ, đặc biệt là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Việc mua bán nợ với các NHTM (nhà nước và cổ phần) đã được thực hiện trong nhiều năm, nhưng với đặc thù của VDB, việc bán nợ phải được Bộ Tài chính thông qua và phê duyệt. Trong nhiều trường hợp, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, DATC đã phải chấp nhận mua nợ từ VDB với giá 100% giá trị nợ gốc, song quá trình phê duyệt bán nợ thường kéo dài, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án tái cấu trúc DN.

 Việc thiếu các khung pháp lý cơ bản cho việc định giá các khoản nợ, chứng

khoán hóa các khoản nợ, hoạt động của thị trường mua bán chứng khoán nợ…sẽ khiến cho công ty mua bán nợ rất khó hoạt động với quy mô lớn. Chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể về việc đấu giá các khoản nợ: tại Trung tâm đấu giá tài sản, còn thực hiện đấu giá khoản nợ tại Hội đồng bán đấu giá tài sản thì phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ, như vậy tính khả thi sẽ không cao vì sẽ có nhiều phiền hà về thủ tục, gây chậm trễ trong quá trình mua bán nợ, làm mất cơ hội của TCTD trong việc thay đổi cơ cấu đầu tư, kinh doanh.

Thiếu khung pháp lý cho việc xử lý các vấn đề về kế toán:

 Đối với việc trích lập các quỹ dự phòng trong doanh nghiệp và cách xử lý

cũng như việc sử dụng các quỹ này, hiện tại Luật kế toán VN quy định chưa chặt chẽ nên đã tạo điều kiện cho một số công ty lợi dụng lách luật bằng cách trích lập dự phòng rất lớn nhằm làm giảm giá trị của doanh nghiệp…

 Việc xử lý các vấn đề kế toán trong các thương vụ mua bán nợ rất phức tạp

vì nó liên quan đến lợi ích của 2 bên tham gia và của cả Nhà nước (thuế, chuyển nhượng tài sản…) nhưng hiện nay, chưa có văn bản nào quy định

vấn đề này một cách đầy đủ và chi tiết, đây là thiếu sót trong việc hoàn thiện cơ chế của hoạt động mua bán nợ.

 Thực tế cho thấy các chuẩn mực kế toán của VN vẫn còn nhiều điểm khác

biệt khá lớn so với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Các trở ngại chính về các vấn đề pháp lý có thể kể đến:

 Thiếu rõ ràng về các quy định sở hữu (bao gồm việc nâng hạn mức sở hữu

của nhà đầu tư nước ngoài theo các cam kết WTO).

 Các vấn đề liên quan đến xử lý tài sản.

 Cơ quan chức năng chưa quen sử dụng một số cấu trúc mô hình kinh doanh

hay các công cụ vốn mặc dù đã được pháp luật cho phép.

 Thiếu các thông tin công khai, minh bạch.

 Các vấn đề liên quan đến việc cấp và sửa đổi giấy phép, các thủ tục hành chính làm chậm quá trình hoàn tất giao dịch.

Có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động mua bán nợ, điều đó gây đến một thực trạng hiện nay là khung pháp lý cho hoạt động này còn bỏ trống rất nhiều chỗ. Vấn đề mấu chốt trong những bất cập của hoạt động này hiện nay ở thị trường Việt Nam đó chính là sự hiểu biết hạn chế của các nhà lãnh đạo, các nhà làm luật về thị trường mua bán nợ, một thị trường khá mới mẻ, là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)