Quá trình mua nợ bắt đầu tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 61 - 69)

Có bán thì sẽ có mua, do vậy cần một thị trường mua bán nợ xấu tại Việt Nam và vấn đề đặt ra là mua bán như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Năm 2014, giải quyết nợ xấu vẫn là mục tiêu quan trọng và cấp bách của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các hệ thống NH và TCTD. Các tổ chức thu mua nợ với nghiệp vụ xử lý nợ chuyên nghiệp ra đời để giúp các NHTM, DNNN và doanh nghiệp tư nhân càng trở thành tiêu điểm “hot” được quan tâm trên thị trường tài chính.

Hiện nay, tại Việt Nam đang có hơn 20 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) của các NHTM và một công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính và một công ty mua bán nợ của các TCTD (VAMC). Đây là những cơ sở và điều kiện để thúc đẩy thị trường mua bán nợ tại VN.

Việc mua bán nợ của DNNN mới chỉ có Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC) của Bộ Tài chính thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ. Việc mua bán nợ của các TCTD chỉ có Công ty quản lý tài sản (VAMC) theo chỉ đạo của NHNN và các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM thực hiện. Các công ty mua bán nợ của các thành phần kinh tế chưa có sự tham gia nhiều. Biểu đồ 2.6 thể hiện vốn điều lệ của một số công ty mua bán nợ tại Việt Nam hiện nay:

Biểu đồ 2.6: Quy mô vốn của một số công ty mua bán nợ trực thuộc NHTM (2013)

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Tổng hợp từ NHNN)

 Các công ty quản lý và khai thác tài sản ở VN hiện nay hầu như là do các

ngân hàng thương mại (NHTM) đứng ra thành lập và quản lý. Một số ngân hàng như: Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, ACB, MBBank, Lienvietpostbank……đã thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, để chuyên lo xử lý nợ xấu của NH. Hoạt động của những công ty này góp phần giải quyết một phần nợ tồn đọng, nhưng việc triển khai hoạt động của các công ty này còn gặp nhiều khó khăn và tốc độ xử lý nợ còn chậm, chưa đạt kế hoạch đặt ra. Thực chất các công ty này chỉ theo sự ủy thác của các NHTM tiếp nhận các khoản nợ xấu để làm sạch bảng cân đối kế toán của NH mẹ. Hoạt động chủ yếu là bán tài sản hoặc khai thác tài sản, hạn chế tổn thất, và chưa theo tín hiệu của thị trường, mà chỉ tập trung vào xử lý các khoản nợ xấu bằng việc thực hiện giải pháp xóa nợ.

Bảng 2.8: Biểu đồ thể hiện vốn của AMC thuộc các ngân hàng lớn (2013)

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các AMC thuộc NHTM)

 Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam – DATC (tiền thân là Công ty mua

bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) trực thuộc Bộ Tài chính theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ: DATC ra đời với trọng tâm là thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN và với hình thức mua bán nợ vẫn chủ yếu là thỏa thuận để lành mạnh hóa tài chính của DNNN và các NHTM:

Vốn điều lệ ban đầu: 2.000 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính:

o Mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của DN (bao gồm cả tài sản và

quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ).

o Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào

giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN.

o Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng.

Mục tiêu của công ty là thông qua hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản tồn đọng để:

o Hỗ trợ các doanh nghiệp lành mạnh hóa tình hình tài chính trong quá

trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

o Góp phần giải quyết những tồn tại về tài chính nhằm thúc đẩy quá trình

sắp xếp, cổ phần hóa, giao, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp. o Góp phần thúc đẩy tiến trình hình thành, phát triển của thị trường

chứng khoán, thị trường vốn.

o Tạo mô hình mẫu và định hướng cho việc hình thành và phát triển của

một số định chế tài chính trung gian như công ty mua bán nợ, dịch vụ đòi nợ thuộc các thành phần kinh tế khác, các dịch vụ tư vấn tài chính... Hoạt động mua bán nợ của DATC trong thời gian qua:

o Thị trường mua bán nợ tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay chủ yếu theo hình thức thỏa thuận giữa các bên. Đến nay, tổng nợ xấu mà DATC đã mua lại từ phía các NHTM khoảng 10.000 tỷ đồng. Nợ xấu ở đây chủ yếu tập trung vào các DNNN đang cổ phần hóa, ngoài ra là ở một số các DN tư nhân. Tính đến đầu năm 2014, DATC đã mua và xử lý được gần 10.000 tỷ đồng nợ xấu.

o Trong năm 2013 vừa qua, DATC đã ký 15 hợp đồng mua nợ với giá trị

1.793 tỷ đồng, giá mua 537 tỷ đồng, gấp 2 lần năm 2012. Lũy kế giai đoạn 2004 - 2013, Công ty đã thực hiện tổng cộng 136 phương án mua bán nợ với giá trị tính theo sổ sách là 10.172,9 tỷ đồng, giá vốn mua nợ là 2.996,6 tỷ đồng, thu hồi được 3.172,2 tỷ đồng, đạt tỷ lệ thu hồi 106%.

o Các vụ mua nợ của DATC như: Công ty cà phê Buôn Ma Thuột với nợ đọng lên tới hàng nghìn tỷ đồng, hay hợp tác xã cà phê Đức Lập (Đăk Nông) gần như phá sản phải bán thương hiệu để được vay vốn ngân hàng. Đây là hai doanh nghiệp mà DATC đã và đang lên phương án mua lại nợ và tài sản. Mới gần đây nhất là Công ty CP Thủy sản Bình An đã được DATC phối hợp với các NHTM mua lại các khoản nợ để hỗ trợ tái cơ cấu, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Với các mục tiêu đạt được, DATC hiện đang giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay.

 Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC): được thành

lập và hoạt động theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Ngân hàng Nhà nước. Công ty ra đời với trọng tâm là giải quyết nợ xấu đang tồn đọng trong hệ thống NH Việt Nam để mua bán nợ suôn sẻ theo kinh nghiệm một số quốc gia đã triển khai thành công thì không nên đặt vấn đề bảo toàn vốn và có lợi nhuận mà chỉ đòi hỏi phải tối đa hóa giá trị nợ thu về:

Vốn điều lệ: 500 tỷ đồng.

Ngành nghề kinh doanh chính là:

o Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

o Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm.

o Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn

góp, vốn cổ phần của khách hàng vay.

o Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo

o Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay.

o Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản.

o Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần.

o Tổ chức bán đấu giá tài sản.

o Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD.

o Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi

được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. Mục tiêu của công ty:

o Góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính.

o Giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp.

o Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Hoạt động mua bán nợ của DATC trong thời gian qua:

o Hiện VAMC mua nợ xấu với giá trị sổ sách bằng trái phiếu đặc biệt.

Với số nợ mua vào, VAMC sẽ xem xét điều chỉnh đưa lãi suất cho vay về mặt bằng lãi suất hợp lý, tạo điều kiện cho DN trả nợ. Đồng thời tham gia tiến hành tái cấu trúc, tạo điều kiện cho DN vay thêm vốn mới, tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho NH.

o Đến cuối 2013, VAMC đã mua nợ xấu của 35 TCTD, với số nợ xấu

đã mua trên 45.000 tỷ đồng. Với số nợ xấu đã mua này, VAMC đã phân loại được 983 khách hàng với tổng số nợ gốc hơn 37.680 tỷ đồng; trong đó, bán nợ, bán tài sản đảm bảo là 1.400 tỷ đồng, cơ cấu

lại nợ đối với 145 khách hàng là 14.700 tỷ đồng, thu hồi nợ với số nợ là 6.800 tỷ đồng.

o Nổi bật hơn trong đầu năm 2014, VAMC đã mua được 3.929 tỷ đồng

nợ gốc từ các TCTD tính trong Quý I, 2014 bằng phát hành trái phiếu đặc biệt. Năm 2014, VAMC lên kế hoạch mua nợ từ 70.000 - 100.000 tỷ đồng bằng trái phiếu đặc biệt.

o Vấn đề dư luận quan tâm đó là số nợ xấu được xử lý qua VAMC thực

chất là bao nhiêu? Theo như dự kiến, tổng số nợ xấu được xử lý qua VAMC chiếm khoảng 40-50% nợ xấu của các TCTD. Nhưng đến hết 30/4/2014 số nợ xấu được xử qua VAMC chỉ ở mức 445 tỷ đồng (1/10 so với con số nợ xấu mua vào).

o VAMC tiếp tục phối hợp với các tổ chức tín dụng hình thành thị trường thứ cấp bán nợ. VAMC có thể được trao thêm quyền để xử lý nợ hiệu quả nhất, nhanh nhất trong bối cảnh VAMC bán nợ, tài sản đảm bảo cho cả các tổ chức nước ngoài. Sau khi mua nợ, VAMC thực hiện tổng hợp, phân loại và xây dựng danh mục các khoản nợ để có thể chào bán ra thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu của VAMC nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, VAMC đã có nhiều cuộc làm việc với đoàn đại diện các tổ chức tài chính quốc tế đến trao đổi về khả năng hợp tác trong việc mua, bán nợ.

 Các công ty mua bán nợ tư nhân: Hiện nay có Công ty mua bán nợ và thuê

bao tài chính là công ty chuyên kinh doanh các khoản nợ của các DN, các NH cũng như thuê bao tài chính cho các DN khi họ có nhu cầu về vốn , hoặc gặp khó khăn về tài chính nhưng vẫn còn khả năng phát triển. Đi đầu và nổi bật nhất của mô hình này là công ty Cổ phần Doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng

Nai (DONACORP) thuộc hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Nai, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 21/6/2006, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Ba cổ đông sáng lập, chiếm 54% vốn điều lệ, đều là những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có uy tín ở Tỉnh và hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam.

Phạm vi hoạt động của công ty là: ngoài đầu tư và dịch vụ về nhà xưởng sản xuất, sinh hoạt và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản hàng hóa cung ứng cho các nhà sản xuất. Công ty chủ trương sẽ mua thanh lý các loại hình công ty, dùng khả năng tài chính và quản trị để phục hồi sản xuất và kinh doanh đơn vị được mua, khai thác các tiềm năng về đất đai, vị trí, thương hiệu. Sau đó chuyển thành công ty cổ phần và đưa lên sàn chứng khoán. DONACORP hoạt động có hiệu quả kể từ khi thành lập, luôn chú trọng vào đầu tư và nắm quyền chủ động kiểm soát cơ sở kinh doanh của con nợ, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các thế mạnh của con nợ, dưới sự điều hành quản lý của những nhà quản trị trẻ, có năng lực cao để có thể tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Thương vụ ồn ào nhất năm 2006 là việc Công ty Cổ phần doanh nghiệp Trẻ Đông Nai (DONACORP) mua lại Công ty Cheerfield Vina với giá chỉ 1 USD. Trước đó, Cheerfield Vina đã rao bán qua nhiều kênh và có gần 10 NĐT quan tâm vì cái giá rẻ bất ngờ - 1 USD. Tuy nhiên, sau đó các DN nhận ra rằng đằng sau giá bán 1 USD là một khoản nợ khổng lồ lên đến 34 tỷ đồng mà Cheerfield đang gánh. Mua lại Cheerfield cũng đồng nghĩa với việc phải nhận khoản nợ nói trên và gánh luôn những rủi ro trong quá trình kinh doanh của công ty này. Với vốn điều lệ 2 triệu USD, chuyên sản xuất khuôn mẫu đế giày, đầu tư thực tế của công ty này đến thời điểm bán đã là 3,6 triệu USD, nhưng sau 3 năm hoạt động, do những sai lầm trong quản lý và thiếu chiến lược kinh doanh, Cheerfield đã mất khả năng thanh toán các

khoản nợ. Tâm lý của các DN rơi vào tình thế này là chấp nhận thua lỗ, đẩy “của nợ” đi để đầu tư vào việc khác. Tất nhiên, họ không muốn mang tiếng là nhà DN phá sản bởi vì sau đó làm ăn với đối tác sẽ khó khăn, hơn nữa chủ DN tránh được những rắc rối pháp lý cho những kế hoạch làm ăn về sau… nên cách giải quyết “thượng sách” của Cheerfield là bán trao tay. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, DONACORP mạnh dạn ký hợp đồng mua Cheerfield. Sau khi nghiên cứu kỹ khả năng phục hồi của Cheerfield và quyết tâm khôi phục lại công ty. Ngoài việc lo hoàn tất thủ tục để đưa Cheerfield đi vào hoạt động trở lại, DONACORP có tham vọng săn lùng các công ty “cùng đường” để kiếm lợi với quan niệm khá rõ ràng: đó là một trong những cách làm ăn của DONACORP, cũng là cách “cứu” những DN sắp phá sản, giành giật lại việc làm, thu nhập cho hàng ngàn người lao động. “Thương vụ 1 USD” là bước khởi động của DONACORP trong việc mạnh dạn khai phá thị trường mới nhiều lợi nhuận nhưng cũng không ít rủi ro này. Tuy nhiên, hoạt động của công ty này vẫn còn hạn chế, do phạm vi hoạt động hạn hẹp, chỉ trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Đặc trưng của các công ty mua bán nợ hiện nay là vốn tự có thấp, chưa huy động được vốn từ thị trường, nên năng lực hoạt động của các công ty này không cao, khó có thể hiện các nghiệp vụ mua nợ, đặc biệt là tái cơ cấu cho các khoản nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường mua bán nợ tại việt nam (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)