Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)

1.2.7.1. Huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống của các ngân hàng thương mại. Vốn huy động từ các cá nhân và doanh nghiêp nhỏ và vừa thông qua các hình thức phổ

biến như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại giấy tờ có giá.

Tài khoản tiền gửi thanh toán: Là tài khoản dùng để thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng, thông qua ngân hàng để chuyển tiền đi, nhận tiền chuyển đến, chi trả lương/chuyển khoản/nộp tiền mặt, phát hành séc, thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ…Việc lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn này của ngân hàng thường khó khăn hơn so với các nguồn khác. Do vậy, lãi suất ngân hàng trả cho loại tiền gửi này là rất thấp. Tuy nhiên, tổng nguồn tiền gửi thanh toán của tất cả các khách hàng vẫn có độ đọng nhất định và đây là cơ hội rất tốt cho ngân hàng để huy động được nguồn vốn giá rẻ, làm tăng khả năng sinh lời.

Tiền gửi tiết kiệm: Huy động từ đối tượng khách hàng là các cá nhân. Tiền gửi tiết kiệm có đặcđiểmlà:

+ Khả năng huy động vốn tập trung tại một số địa bàn, đặc biệt là tại các vùng đô thị phát triển và trình độ dân trí cao;

+ Giá vốn không đồng nhất giữa các địa bàn và thời điểm: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mặt bằng lãi suất và nhu cầu vốn ở từng thời điểm mà mỗi ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất huy động khác nhau;

+ Giá vốn tương đối cao so với nguồn vốn huy động từ các đối tượng khác như: tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp, các định chế tài chính khác.

Xuất phát từ những đặc điểm trên, các NHTM phải xác định việc tạo nguồn vốn không chỉ tập trung vào một số địa bàn nhất định mà phải mở rộng địa bàn huy động để có thể tận dụng được nguồn vốn có chi phí trả lãi thấp.

Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng nguồn vốn chung của các NHTM và tạo nguồn vốn trung - dài hạn chủ yếu cho các NHTM, góp phần tạo ra cơ cấu kỳ hạn hợp lý, giúp các NHTM hạn chế rủi ro về kỳ hạn.

Giấy tờ có giá: được các NHTM phát hành thành từng đợt để huy động vốn kinh doanh, bao gồm các loại như: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu.

1.2.7.2.Tín dụng bán lẻ

Dịch vụ tín dụng bán lẻ bao gồm cho vay cá nhân (cho vay mua nhà ở, cho vay xây dựng sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay chứng minh tài chính…); cho vay hộ gia đình và cho vay DNNVV (cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng…)

Đặc điểm của dịch vụ tín dụng bán lẻ:

+ Giá trị của từng món vay thường nhỏ làm cho chi phí bình quân trên một đồng vốn cho vay cao hơn các loại cho vay khác;

+ Thị trường rộng lớn và không ngừng tăng trưởng do sự phát triển của kinh tế-xã hội, quy mô dân số, thu nhập gia tăng, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư thúc đẩy gia tăng nhu cầu vay vốn;

+ Cho vay tiêu dùng cá nhân thường có mức độ rủi ro cao hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh. Do vậy, lãi suất cho vay cũng thường cao hơn so với cho vay các khách hàng doanh nghiệp.

1.2.7.3. Dịch vụ thanh toán

Các hình thức thanh toán đang được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng là: thanh toán trong nước (chuyển tiền trong hệ thống, chuyển tiền ra ngoài hệ thống thông qua các hình thức: chuyển tiền bù trừ, chuyển qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, chuyển tiền thanh toán song phương, thanh toán điện tử liên ngân hàng…) và thanh toán quốc tế thông qua các hình thức như: TTR, nhờ thu, tín dụng chứng từ…

Dịch vụ thanh toán ngày càng trở nên thông dụng và mang lại cho các NHTM một khoản phí tương đối lớn trong tổng số phí dịch vụ thu được hiện nay. Phát triển dịch vụ thanh toán cũng giúp cho các NHTM có cơ hội bán các sản phẩm khác như: thẻ thanh toán, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng…

1.2.7.4. Dịch vụ thẻ

Trong những năm gần đây, dịch vụ thẻ ngày càng trở nên thông dụng và phổ biến với mọi đối tượng khách hàng do những tiện ích và tính đơn giản của nó đối

với người sử dụng. Các NHTM ngày nay đều nhắm đến khai thác các loại thẻ có giá trị thanh toán trong nước lẫn quốc tế.

Thẻ nội địa được sử dụng phổ biến hiện nay là: thẻ ATM, thẻ liên kết với các trường học, các tổ chức kinh tế…

Thẻ quốc tế có giá trị lưu hành trên toàn thế giới như: Visa, Master, JCB, American Express…

Dịch vụ thẻ đóng góp quan trọng cho các NHTM trong công tác huy động vốn, cho vay, thu phí dịch vụ và liên kết với các dịch vụ ngân hàng điện tử như: SMS banking, mobile banking….

1.2.7.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các ngân hàng cho ra đời các dịch vụ ngày càng hiện đại, giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thông qua các kênh trực tuyến điện tử như: internet, mạng điện thoại di động. Đây là một kênh cung cấp dịch vụ với chi phí “giao hàng” tương đối thấp, mang lại doanh số bán hàng cao hơn và khả năng cung cấp nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến hiện nay mà các ngân hàng đang cung cấp là:

Phone banking: Là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại để kiểm tra số dư tài khoản và các giao dịch gần nhất; tra cứu tỷ giá, lãi suất và các thông tin sản phẩm, dịch vụ ngân hàng…

Internet banking: Là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua đường truyền internet. Khách hàng cũng có thể truy cập vào trang web của ngân hàng để truy vấn thông tin và thực hiện các giao dịch.

Home banking: Là dịch vụ cho phép khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch tại nhà hoặc tại văn phòng làm việc thông qua mạng internet và phần mềm chuyên dùng mà ngân hàng đã cài đặt sẵn cho khách hàng.

Mobile banking: Là dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua ứng dụng được cài đặt trên điện

thoại di động hoặc qua trình duyệt internet trên điện thoại di động. Khách hàng có thể thực hiện các giao dịch bằng cách soạn tin nhắn theo mẫu và gửi đến số dịch vụ do ngân hàng quy định.

SMS banking: cho phép người dùng thực hiện giao dịch tài chính, tra cứu thông tin tài khoản và đăng ký nhận những thông tin mới nhất từ ngân hàng qua điện thoại di động của mình. SMS banking cung cấp các tiện ích: thông báo qua tin nhắn SMS khi có biến động số dư trên tài khoản của khách hàng, vấn tin số dư tài khoản; vấn tin lịch sử giao dịch, tra cứu thông tin như lãi suất, tỷ giá; chuyển khoản trong và ngoài hệ thống…

Call center: Là dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Khách hàng có thể gọi tới ngân hàng để được nhân viên tư vấn cung cấp các thông tin về sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mại, tra cứu số dư tài khoản, giải đáp các thắc mắc, khiếu nại…

1.2.7.6. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác

Dịch vụ gửi giữ tài sản: Ngân hàng nhận giữ hộ tài sản quý hiếm, riêng tư và các tài sản khác khách hàng có nhu cầu gửi tại ngân hàng.

Dịch vụ thu hộ chi hộ: Ngân hàng được chủ tài khoản ủy nhiệm thực hiện các dịch vụ thu hộ tiền nộp vào tài khoản, chi tiền phục vụ cho các nhu cầu hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Dịch vụ chi trả kiều hối: Là dịch vụ chi trả các khoản tiền nhận từ nước ngoài của các cá nhân chuyển tiền về trợ cấp cho người thân hoặc với mục đích đầu tư. Hiện nay, các NHTM đang khai thác các kênh kiều hối thông qua các công ty dịch vụ kiều hối trong nước và quốc tế.

Dịch vụ tư vấn tài chính: Với khả năng tổng hợp và phân tích thông tin tài chính, các khách hàng thường tìm đến ngân hàng để được tư vấn về các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tiết kiệm và đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)