CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 90)

Mục tiêu của VietinBank từ nay đến năm 2015 là phát triển hệ thống ngân hàng đa năng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ, cải tiến thủ tục giao dịch trong đó đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tiếp cận toàn diện hoạt động ngân hàng hiện đại, có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế.

Trên con đường phấn đấu trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng mạnh trong khu vực và trên thế giới, VietinBank sẽ tiếp tục thực hiện công tác cổ phần hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, đồng thời sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, chuẩn hóa toàn diện hoạt động quản trị, điều hành, sản phẩm dịch vụ, cơ chế quy chế, từng bước hội nhập quốc tế để giá trị thương hiệu VietinBank được nâng cao trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, VietinBank cũng tiếp tục triển khai và từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức Tập đoàn Tài chính Ngân hàng.

Chiến lược tài sản và vốn: Tăng quy mô tài sản hàng năm trung bình 20-22%; tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa để tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn; đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.

Chiến lược tín dụng và đầu tư: Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường; điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của VietinBank; tăng trưởng hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo nợ xấu chiếm dưới 3%; đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính,

giữ vai trò định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

Chiến lược dịch vụ: Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng lả định hướng phát triển.

Chiến lược nguồn nhân lực: Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ; đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên nghiệp; quán triệt thực hiện quy chế nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp.

Chiến lược công nghệ: Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất - tích hợp - ổn định cao.

Chiến lược bộ máy tổ chức và điều hành: Điều hành bộ máy tổ chức với cơ chế phân cấp rõ ràng, hợp lý; phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường; phát triển mạnh hệ thống ngân hàng bán lẻ; mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)