2.3 Đánh giá kết quả công tác phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng
2.3.2.1 Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều bất cập
giữ báo cáo giao dịch đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm rửa tiền.
- Một số ngân hàng đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng chống rửa tiền thông qua việc chủ động ký kết hợp tác hoặc mua phần mềm ứng dụng của các công ty chuyên nghiên cứu, cung cấp các ứng dụng phục vụ trong lĩnh vực tài chính.
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế
2.3.2.1 Việc triển khai thực hiện các văn bản pháp lý vẫn còn nhiều bất cập cập
Mặc dù hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động rửa tiền của Việt Nam đã được xây dựng và dần hoàn thiện nhưng thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, tại Thông tư 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 còn một vài điểm rất khó hoặc không thể triển khai. Đơn cử như, thu thập thông tin về cá nhân nắm giữ từ 10% vốn điều lệ trở lên trong pháp nhân và cá nhân nắm giữ từ 20% vốn điều lệ trở
lên trong tổ chức góp vốn trên 10% vào pháp nhân. Quy trình thực hiện ra sao hiện vẫn chưa được quy định rõ trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN khiến các ngân hàng nước ngoài khá lúng túng và gặp khó khăn trong thực hiện…
Ngoài ra, về thu thập thông tin địa chỉ, người đại diện của công ty mẹ, công ty con, văn phòng đại diện của khách hàng nước ngoài, và thông tin về cá nhân, tổ chức thụ hưởng (chứng minh thư, hộ chiếu, mã số thuế…) cũng sẽ rất khó để có được các thông tin trên về khách hàng nước ngoài/không cư trú. Trong trường hợp khách hàng từ chối cung cấp thông tin do lo sợ bị lộ bí mật cá nhân, ngân hàng lại gặp phải khó khăn khi hiện tại không có nguồn cơ sở dữ liệu công khai nào mà ngân hàng có thể tiếp cận, cũng như chưa có công ty nào có thể cung cấp dịch vụ xác minh thông tin tại Việt Nam, đồng thời các quy định về bảo mật thông tin ở các quốc gia khác chưa cho phép.
Ngoài ra, tần suất thay đổi các văn bản pháp lý liên quan tương đối nhanh cũng đã gây khó khăn cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện. Cụ thể Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH được ban hàng ngày 18/06/2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, đến ngày 04/10/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, ngày 31/12/2013 NHNN ban hàng Thông tư số 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền, đến ngày 11/11/2014 NHNN lại ban hành Thông tư số 31/2014/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN. Để đáp ứng, ngân hàng cũng phải có thời gian để thay đổi các quy định cũng như tiến hành đào tạo nhân viên cập nhật quy định mới.