1.3 Phòng chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
1.3.1.1 Phòng chống rửa tiền tại Mỹ
Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng chống rửa tiền toàn diện và nghiêm khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân theo.
Với mục tiêu tìm cách chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố trên tất cả các mặt trận, bao gồm cả tích cực theo đuổi điều tra tài chính. Nhìn chung, chiến lược phòng chống rửa tiền của Mỹ tập trung vào ba mục tiêu chính:
- Để hiệu quả hơn, tiến hành cắt đứt sự tiếp cận hệ thống tài chính tài quốc tế của tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố;
- Tăng cường khả năng của chính quyền liên bang hướng đến các tổ chức rửa tiền và các hệ thống tài trợ khủng bố;
- Tăng cường và cải tiến biện pháp phòng chống rửa tiền cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cải thiện hiệu quả những nỗ lực tuân thủ và thực thi pháp luật để ngăn ngừa và ngăn chặn lạm dụng.
Để cụ thể hóa chiến lược trên, Mỹ kiểm tra các tổ chức tài chính trong việc tuân thủ các quy định của hệ thống và thực thi những yêu cầu thông qua hành vi dân sự và hình sự. Bên cạnh đó, Mỹ đánh giá các lĩnh vực khác nhau để xác định lỗ hổng chống rửa tiền, nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát thích hợp. Tính minh bạch và trách nhiệm được khuyến khích trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cũng như trong các lĩnh vực phi tài chính có liên quan. Và Mỹ cũng xem xét khu vực tư nhân là một thành phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phòng chống rửa tiền. Trong thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã có những nỗ lực trong các khu vực then chốt sau đây:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan;
- Đảm bảo rằng các cơ quan thực thi pháp luật và FATF sử dụng, chia sẻ cơ sở dữ liệu tài chính và các công cụ phân tích;
- Tập trung nhân viên thực thi pháp luật và các nguồn lực khác vào các mục tiêu và các hệ thống tàichính có mức độ ảnh hưởng cao nhất;
- Cải cách các cơ quan lập pháp và hành pháp; - Gia tăng các hoạt động hợp tác quốc tế;
- Giúp chính quyền địa phương điều tra và truy tố tội phạm tài chính và rửa tiền.
Với các chiến lược và nỗ lực như trên, hàng năm FinCEN nhận được hơn 14,7 triệu báo cáo giao dịch, trong đó chủ yếu là báo cáo giao dịch vượt ngưỡng (hơn 13,67 triệu giao dịch), báo cáo giao dịch đáng ngờ (hơn 0,66 triệu giao dịch).
Bên cạnh kết quả như trên, hệ thống phòng chống rửa tiền của Mỹ còn tồn tại một số lỗ hỗng như:
- Các biện pháp liên quan đến những người có quan hệ chính trị không áp dụng một cách rõ ràng cho các Công ty dịch vụ tiền tệ, lĩnh vực bảo hiểm, các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa;
- Không có quy định rõ ràng yêu cầu các công ty bảo hiểm, các công ty dịch vụ tiền tệ hoặc các nhà tư vấn đầu tư và kinh doanh hàng hóa có các chính sách và thủ tục đối với các giao dịch không trực tiếp;
- Các yêu cầu của Đạo luật bí mật ngân hàng không áp dụng cho các chi nhánh nước ngoài và văn phòng của Các công ty bảo hiểm nhân thọ.