Xây dựng khung pháp lý về phòng chống rửa tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 48 - 52)

2.2 Thực trạng phòng chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam

2.2.1.1 Xây dựng khung pháp lý về phòng chống rửa tiền

Ngày 07/06/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2005/NĐ-CP về phòng chống rửa tiền. Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền tại Việt Nam. Đến năm 2012 Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 được Quốc hội phê duyệt ngày 18/06/2012. Luật đã quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền. Triển khai quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Phòng, chống rửa tiền, ngày 18/04/2013, Thủ tướng đã ký Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg quy định mức giá trị giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Theo đó, các tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải thực hiện báo cáo giao dịch bằng tiền mặt có giá trị lớn từ 300 triệu

đồng trở lên cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN.

Ngày 04/10/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền. Nghị định đã quy định về các biện pháp phòng chống rửa tiền, thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền.

Thực hiện trách nhiệm được giao tại Luật Phòng, chống rửa tiền và Nghị định 116, NHNN đã ban hành Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền. Thông tư này quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan.

Đặc biệt để hướng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn nữa các biện pháp phòng chống rửa tiền cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng dễ dàng thực hiện và thích ứng được trước thời kỳ mới, ngày 11/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 31/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 26/12/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng chống rửa tiền.

Theo đó, về biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng cá nhân có rủi ro cao, Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi yêu cầu các tổ chức tài chính thu nhập bổ sung thông tin về mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất ba tháng gần nhất của khách hàng và đối tượng báo cáo của các tổ chức này phải cập nhật thông tin khách hàng định kỳ ít nhất một năm một lần. Như vậy, thời gian thu thập thông tin đã được rút ngắn hơn so với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN trước đó; thời gian cập nhật thông tin khách hàng cũng dài hơn so với Thông tư số

35/2013/TT-NHNN là sáu tháng một lần, góp phần hỗ trợ các tổ chức tài chính trong việc thu thập thông tin từ khách hàng.

Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã quy định một cách cụ thể về mức giá trị của các giao dịch phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền, tạo điều kiện thuận giúp các tổ chức tài chính dễ dàng thực hiện. Theo đó, các tổ chức tài chính phải báo cáo từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử ra vào Viêt Nam có giá trị từ 1 triệu USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Cụ thể hóa trách nhiệm cũng như biện pháp phòng chống rửa tiền trong phạm vi các tổ chức tài chính và tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan, Thông tư 31/2014/TT-NHNN đã bổ sung thêm quy định phân công cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền tại các tổ chức này, công tác kiểm toán nội bộ về phòng chống rửa tiền phải được các tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính triển khai hàng năm, định kỳ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng chống rửa tiền và cán bộ, nhân viên có liên quan về nghiệp vụ phòng chống rửa tiền…Quy định này được đánh giá là có ý nghĩa dài hạn trong công tác phòng, chóng rửa tiền, giúp các tổ chức hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

So với Thông tư số 35/2013/TT-NHNN, những quy định trong Thông tư 31/2014/TT-NHNN về khai báo thông tin chi tiết cá nhân của khách hàng giao dịch đã được gỡ bỏ khá nhiều. Bởi vì, không phải chỉ có giao dịch lớn ngân hàng mới yêu cầu khách hàng kê khai thông tin chi tiết mà ngay cả những dịch vụ thông thường như mở tài khoản…cũng đã được hệ thống ngân hàng yêu cầu khai báo thông tin.

Thông qua việc ban hành Luật, Nghị định, Thông tư thì khung pháp lý về phòng chống rửa tiền nước ta dần hoàn thiện. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ

quan Nhà nước trong công tác phòng chống rửa tiền cũng được quy định rõ ràng hơn, cụ thể:

-NHNN có trách nhiệm tổ chức và phân công nhân sự chịu trách nhiệm về công tác phòng chống rửa tiền; Xây dựng cơ chế, chính sách để phòng chống rửa tiền; hướng dẫn, kiểm tra các giao dịch của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Hợp tác, trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án liên quan đến rửa tiền; trao đổi thông tin với cơ quan phòng chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật; Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống rửa tiền theo thẩm quyền, làm đầu mối tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng chống rửa tiền; Đào tạo đội ngũ cán bộ của NHNN Việt Nam, cơ quan khác của Chính phủ, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cá nhân, tổ chức khác về phòng chống rửa tiền.

-Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hoạt động trong luật chứng khoán, bảo hiểm, trò chơi có thưởng như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức môi giới đầu tư, công ty bảo hiểm, các công ty sổ xố…; Xây dựng các cơ chế, chính sách, các quy định về tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, giám sát…để phát hiện và thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

-Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Xây dựng các cơ chế, chính sách đầu tư, kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng…Đặc biệt phải kiểm soát chặt chẽ dòng tiền do người nước ngoài mua nhà vì đây cũng là con đưởng để “tiền bẩn” xâm nhập vào Việt Nam.

-Bộ Công an có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm liên quan đến rửa tiền; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân

liên quan trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm về rửa tiền; thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm rửa tiền trong nước và nước ngoài với NHNN; chủ trì lập danh sách tổ chức, cá nhân thuộc danh sách đen; tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)