1.3 Phòng chống rửa tiền ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
1.3.1.2 Phòng chống rửa tiền tại Singapore
Không giống như Mỹ, Singapore đã thông qua một phương pháp tiếp cận đa phương để đối phó với các rủi ro rửa tiền. Các nỗ lực chống rửa tiền hướng vào khung pháp lý, thể chế, chính sách một cách toàn diện và đầy đủ, tỷ lệ tội phạm trong nước ở mức thấp, không khoan dung cho tham nhũng trong nước, một bộ máy tư pháp hiệu quả, một nền văn hóa tuân thủ đã được thiết lập từ lâu và các biện pháp giám sát được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
Singapore cho rằng họ đã đi đầu trong theo dõi và làm gián đoạn hành vi rửa tiền thông qua các thông tin tình báo và quyền lực pháp lý khác. Và họ đã xác định các yếu tố chính của chiến lược chống rửa tiền và tài trợ khủng bố như sau:
- Xác định các khu vực ưu tiên cao cho hành động dựa trên đánh giá rủi ro của các mối đe dọa lớn và các lỗ hổng về hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố;
- Thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế một cách nghiêm chỉnh, đặc biệt là 40 khuyến nghị của FATF;
- Duy trì một chế độ hình phạt nghiêm khắc chống lại nạn buôn bán ma túy, khủng bố và các tội phạm nghiêm trọng khác;
- Thực thi pháp luật hiệu quả là biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ;
- Áp đặt các tiêu chí lựa chọn chặt chẽ đối với các định chế tài chính muốn gia nhập ngành tài chính của Singapore;
- Bảo đảm hiệu quả giám sát các định chế tài chính hoạt động tại Singapore; - Thuê chuyên gia và những chuyên viên nòng cốt để phát triển và thực hiện các chính sách và biện pháp phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;
- Thực hiện sự phối hợp và hợp tác cao giữa các cơ quan chính phủ;
- Cung cấp hỗ trợ pháp lý khác thông qua các kênh chính thức và không chính thức, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin và tình báo.
Để tăng cường các biện pháp phòng chống rửa tiền, chính phủ Singapore đã quan tâm nhiều hơn đến loại hình kinh doanh và nghề nghiệp phi tài chính nhạy cảm với rửa tiền. Từ đó, họ đã đưa ra các sáng kiến mới bao gồm:
- Ban hành quy định phòng chống rửa tiền đối với các hoạt động casino; - Thực hiện một hệ thống khai báo cho du khách xuất nhập cảnh để kịp thời phát hiện vận chuyển tiền hoặc công cụ chuyển nhượng vô danh;
- Mở rộng yêu cầu phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố trong môi giới hàng hóa kỳ hạn;
- Mở rộng chương trình tiếp cận lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề phi tài chính bao gồm cả luật sư, đại lý bất động sản, kim hoàn và các doanh nghiệp nói chung;
- Xây dựng hướng dẫn thi hành Luật xã hội;
- Nghiên cứu một khuôn khổ pháp lý phòng chống rửa tiền chi tiết hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp;
- Đánh giá tham nhũng, buôn bán ma túy và các tội phạm nghiêm trọng khác để điều chỉnh các quy định có liên quan, và có tính đến các yếu tố phản hồi về các vấn đề thực hiện.
Thông qua phương pháp tiếp cận như trên, số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ tăng đều qua các năm, với 6.356 báo cáo, chủ yếu là từ các ngân hàng 2.063 báo cáo, các công ty bảo hiểm 2.964 báo cáo ….