Về thị trường tàichính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 38 - 40)

2.1 Tình hình rửa tiền tại Việt Nam

2.1.1.1 Về thị trường tàichính

Trong những năm gần đây, thị trường tài chính đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là NHTM, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm.

NHTM: Sau quá trình phát triển nóng về số lượng ngân hàng, năm 2012 Chính phủ đã phê duyệt đề án số 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng mà trọng tâm là các NHTM. Sau gần 3 năm thực hiện, một số các NHTM yếu kém đã được sáp nhập với nhau, hoặc sáp nhập vào các NHTM lớn; một số NHTM hoạt động yếu kém, nợ khách hàng lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua với giá 0 đồng và nhận nợ thay, chuyển sang mô hình Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau đó giao cho các NHTM Nhà nước quản lý, điều hành. Đối với một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoạt động yếu kém, NHNN đã yêu cầu ngân hàng mẹ phải xử lý hoặc cho phép ngân hàng nước ngoài mua lại. Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có sự bứt phá thông qua huy động vốn của các cổ đông, trong đó có các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước. Một số ngân hàng đã có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư chiến lược lên đến 30%. Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán chỉ mới hình thành và phát triển trong hơn một thập kỷ nhưng đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý, cơ cấu và quy mô thị trường khá đầy đủ, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Giá trị vốn hóa thị trường ngày càng cao với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2015 mức vốn hóa thị trường hiện đã đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương 34% GDP. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 4.964 tỷ đồng. Trên 2 sàn có 682 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 528.000 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2014 và 571 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết là 709.000 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2014.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2015 đã cải thiện tốc độ tăng trưởng khá mạnh đã hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền

kinh tế 152.500 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2014. Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 81.374 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% GDP. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 68.374 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2015, doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt 13.000 tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu trong lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 31.374 tỷ đồng, tăng 14%, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 29,5%.

Song song với những kết quả đạt được, thị trường tài chính nước ta còn tồn tại một số vấn đề như: các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều kẻ hở, công nghệ còn tương đối lạc hậu, thiếu biện pháp kiểm soát nguồn tiền vào…Chính điều này đã tạo cơ hội cho bọn tội phạm thực hiện hành vi rửa tiền thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán hay mua các hợp đồng bảo hiểm giá trị lớn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)