Đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 26 - 27)

Các NHTM trong hoạt động kinh doanh của mình, luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với đối thủ với mục tiêu là giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng và cung ứng dịch vụ. Do ngành nghề kinh doanh khá đặc thù, nên cạnh tranh giữa các NHTM cũng có những nét đặc trưng rất riêng biệt. Có thể nhận thấy là:

Thứ nhất, cạnh tranh và hợp tác xen lẫn nhau để hướng đến một thị trường lành mạnh: các NHTM thường giao dịch với nhau thông qua các khoản tiền gửi ngắn hạn hoặc tài khoản vãng lai thanh toán để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh. Vì thế, nếu như có một NHTM trong quá trình kinh doanh gặp khó khăn và đối mặt với nguy cơ phá sản, sẽ tác động dây chuyền đến cả hệ thống các NHTM, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả các tổ chức phi tài chính; lẽ dĩ nhiên, không một NHTM nào muốn điều đó xảy ra. Do đó, các NHTM một mặt luôn luôn cạnh tranh gay gắt với nhau để giành giật khách hàng, giành giật thị phần; mặt khác lại luôn phải hợp tác với nhau, cùng nhau tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn để tránh rủi ro hệ thống.

Thứ hai, cạnh tranh được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng trung ương: hoạt động của các NHTM ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, sự mạo hiểm trong hoạt động kinh doanh của các NHTM sẽ dẫn đến nguy cơ đổ vỡ hệ thống, kéo theo hệ lụy là gây thiệt hại nặng nề cho cả nền kinh tế quốc gia. Bởi vậy, ngân hàng trung ương (ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) sẽ giám sát hết sức chặt chẽ hoạt động của các NHTM trên thị trường và liên tục có những cảnh báo khi có dấu hiệu của những diễn biến bất lợi để phòng ngừa rủi ro. Dưới sự giám sát và cảnh báo này, sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ khó có thể làm cho một bộ phận trong hệ thống suy yếu đi và dẫn đếp sụp đổ như trong các lĩnh vực kinh doanh khác.

Thứ ba, cạnh tranh công nghệ cao và nằm trong sự ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế: do là các trung gian tài chính, nên hoạt động kinh doanh của các

NHTM sẽ tạo ra các “ống dẫn” cho quá trình lưu chuyển tiền tệ nội địa và quốc tế và cũng vì vậy, họ phải chịu sự chi phối của rất nhiều tác nhân trong nước cũng như quốc tế trong quá trình hoạt động, điển hình là tập tục kinh doanh của từng quốc gia, các thông lệ quốc tế, cơ sở hạ tầng công nghệ,… Diễn biến phức tạp của thị trường tài chính quốc tế cũng làm cho các NHTM phải liên tục thay đổi phương pháp sử dụng trong cạnh tranh. Như vậy, cạnh tranh giữa các NHTM đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ cạnh tranh trong lĩnh vực nào của nền kinh tế.

Thứ tư, cạnh tranh chịu sự tác động trực tiếp từ chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: nguồn vốn kinh doanh của các NHTM chủ yếu là vốn huy động từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế - xã hội, vốn tự có chỉ là thứ yếu và hầu hết được dùng để trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Kết hợp với việc chính sách tiền tệ thường được Nhà nước sử dụng để điều tiết ở tầm vĩ mô, thì quá trình các NHTM cạnh tranh với nhau còn chịu sự chi phối vô cùng lớn từ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ở từng giai đoạn, chịu sự chi phối lớn nhất là trong cạnh tranh về huy động vốn và cho vay (Nguyễn Thị Quy 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 26 - 27)