Nhóm chỉ tiêu về nănglực hoạt động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 63 - 67)

3.2.2.1 Tôc độ tăng trưởng doanh thu và sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ * Tôc độ tăng trưởng doanh thu

Bất chấp sự biến động của kinh tế, hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm ngoại trừ năm 2013. Căn cứ vào bảng 3.7 ta thấy so với năm 2012, doanh thu của Agribank năm 2013 giảm 4,823 tỷ đồng tương đương giảm 15,85%. Doanh thu các năm sau cũng luôn tăng trung bình là 1.12 lần so với năm trước, (2014/2013: 1,049 lần, 2015/2014: 1.2 lần; 2016/2015: 1.15 lần). Trong khi đó, tốc độ giảm chi phí đáng kể từ 26,330 tỷ đồng năm 2012 giảm 15,152 năm 2013 tương đương 42,45%, năm 2014 giảm 1.7% so với năm 2013. Các năm tiếp theo có tăng nhưng không đáng kể chi phícòn năm 2015 tăng 7,4% so với 2014 và năm 2016 tăng 13.8% so với năm 2015. Nhờ công các quản trị và quản lý chặt chẽ nên Agribank đã kiểm soát tốt các chi phí hoạt động, kết quả là tốc độ tăng của chi phí trong giai đoạn này không cao, góp phần

Agribank là 2,479 tỷ đồng, nhưng qua năm 2013 đã giảm, sang năm 2014, 2015 và 2016 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế có tăng khả quan.

Bảng 3.7: Tình hình doanh thu của Agribank

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu 30,434 25,611 25,736 30,837 35,477 Tỷ lệ % tăng/giảm -15.85% 0.49% 19.82% 15.05% Chi phí 26,330 15,152 14,897 16,006 18,217 Tỷ lệ % tăng/giảm -42.45% -1.68% 7.44% 13.81%

Lợi nhuận sau thuế 2,479 1,678 1,786 2,372 3,367

Nguồn: số liệu báo cáo tài chính Agribank qua các năm

Tuy năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 32% so với năm 2012 nhưng đến năm 2016 là năm phát triển rực rỡ nhất của Agribank, lợi nhuận đạt 3,367 tỷ đồng tăng gần 42% so với 2015 và so với năm 2012 tăng 888 tỷ tương đương 16.6% và nếu so với năm 2013 thì lợi nhuận năm 2016 mà Agribank đạt được hơn 200% với tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2016 so với năm 2013 là 38.5% xem bảng 3.8.

Bảng 3.8 : Biến động lợi nhuận sau thuế của Agribank qua các năm Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Lợi nhuận sau thuế 2,479 1,678 1,786 2,372 3,367

Tăng/giảm -801 108 586 995

Tốc độ tăng trưởng -32% 6% 33% 42%

Nguồn: tính toán của tác giả

Căn cứ bảng 3.9 có thể thấy Agribank có mức doanh thu cao nhất, đứng vị trí dẫn đầu qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu của Agribank chỉ đứng hàng thứ 3 sau BIDV và Vietcombank, chỉ tính riêng năm 2016, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Agirbank so với năm 2015 là 15 % trong khi đó BIDV tăng trưởng 23% và Vietcombank tăng trưởng 17%

Bảng 3.9: So sánh doanh thu của Agribank với một số NHTM

Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1. AgriBank 30,434 25,611 25,736 30,837 35,477 Tỷ lệ(%) tăng/giảm -15.8% 0.5% 19.8% 15.0% 2. VietcomBank 15,081 15,507 17,286 21,202 24,884 Tỷ lệ(%) tăng/giảm 2.8% 11.5% 22.7% 17.4% 3. BIDV 11,485 19,209 21,906 24,712 30,434 Tỷ lệ(%) tăng/giảm 67.3% 14.0% 12.8% 23.2%

4. Vietinbank 12,526 11,874 11,226 12,024 13,591 Tỷ lệ(%) tăng/giảm -5.2% -5.5% 7.1% 13.0% 5. Sacombank 6,853 7,601 8,249 6,288 6,530 Tỷ lệ(%) tăng/giảm 10.9% 8.5% -23.8% 3.8% 6.Eximbank 5,387 3,288 2,942 3,800 3,735 Tỷ lệ(%) tăng/giảm -39.0% -10.5% 29.2% -1.7%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

Biểu đồ 3.3 : So sánh doanh thu của Agribank với một số NHTM

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm * Sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ

Nhóm SPDV huy động vốn : Đây là nguồn thu đạt mức tăng trưởng cao. Các hệ thống vận hành ổn định, an toàn cao, lưu thông dịch lớn, có tính tiện ích, bảo mật. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu như: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Agribank áp dụng 9 loại tiền gửi với 9 loại lãi suất khách nhau), tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm học đường, tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…

Nhóm SP tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay tiêu dùng, ủy thác đầu tư, cho vay cầm cố giấy tờ có giá; cho vay đồng tài trợ, bão lãnh dự thầu, bão lãnh thực hiện hợp đồng, đồng bão lãnh, bão lãnh trả tiền ưng trước… Hiện nay các chi nhánh thuộc Agribank được phép tự thỏa thuận mức lãi suất ưu đãi với đối tượng khách hàng tốt, tiềm năng nhưng vẫn đảm bảo mức lãi suất của NHNN.

Nhóm SPDV thanh toán trong nước và quốc tế : thanh toán trong nước và quốc tế được phát triển trên nhiều kênh thanh toán như SMS, Internet Banking, ATM, tại quầy giao dịch bao gồm: thanh toán nhờ thu tự động, dịch vụ thu hộ chi hộ, thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển (nhận) tiền kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh

toán mậu biên với nước Lào… Agribank đã mở rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn các dịch vụ cơ bản như điện lực, nước sạch, viễn thông, truyền hình, thu học phí các trường đại học…

Nhóm sản phẩm thẻ

Tổng số lượng thẻ phát hành hơn 19 triệu thẻ tính đến ngày 31/12/2016 bao gồm: sản phẩm thẻ ghi nợ nội đia (Success), thẻ ghi nợ quốc tế (Master/Visa Debit), thẻ tín dụng quốc tế (Master/Visa credit), thẻ Lâm nghiệp. Số lượng máy ATM đạt 2.500 máy. Hoạt động dịch vụ thẻ phát triển ổn định qua các năm, tăng trưởng đồng điều cả về số lượng lẫn chất lượng, giúp Agribank giữ vị trí trong 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường.

Nhóm SPDV ngân hàng điện tử

Trong những năm gần đây thì Agribank đã phát triển nhiều ứng dụng dịch vụ mới như: Mobile- banking, Emobile-banking, VnTopup, SMS-banking…đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Triển khai chức năng thanh toán trong hệ thống với khách hàng cá nhân và chương trình thu thuế điện tử trên Internet banking. Triển khai các dịch vụ tiện ích mới trên kênh Agribank Emobile- Banking (Đăng nhập bằng dấu vân tay, thanh toán thông qua QRCODE, thay đổi và hiển thị thông tin về tài khoản tiền gửi và dịch vụ thương mại VNSHOP). Thử nghiệm thành công, triển khai phát triển các dịch vụ thanh toán tại quầy lên các kênh điện tử Emobile-banking: Dịch vụ thu hộ Công ty HDFinance và Công ty Tài chính VPBFC bổ sung thêm trên kênh Agribank Emobile-banking và Internet Banking; Triển khai thu hộ tiền hàng hóa/dịch vụ cho Công ty VED trên Emobile- banking và Internetbanking.

Nhóm SPDV bán lẻ

Agribank đã phối hợp với ABIC nghiên cứu, triển khai các sản phẩm bảo hiểm liên kết theo các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng nông nghiệp nông thôn: Bảo hiểm sữa bò, bò thịt, cây cao su, cây cà phê, cây công nghiệp khác; các sản phẩm đối với khu vực đô thị như: Bảo hiểm nhà tư nhân, Bảo hiểm Bảo an chủ thẻ Success; các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ.

Các dịch vụ khác như: Dịch vụ tư vấn; nhà khách nhà nghĩ; thu hộ tiền bán vé máy bay; liên kết với các với các tổ chức kinh tế khác để sử dụng dịch vụ của nhau

và kết hợp bán chéo sản phẩm như liên kết với Viettel, Vinaphone, các công ty điện lực, nước sạch, thu học phí …cũng đang phát triển đồng bộ

3.2.2.2 Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần * Thị phần huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 63 - 67)