Giải pháp về nâng cao khả năng sinh lời:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 86 - 89)

Để nâng cao tỷ lệ sinh lời, Agribank có những giải pháp để tiết kiệm chi phí quản lý trong giá thành dịch vụ. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Xây dựng định mức chi tiêu đối với các khoản chi phí tiền điện, điện thoại, văn phòng phẩm, công cụ lao động đối với từng phòng, theo mức độ công việc cũng như tính chất chuyên môn của từng phòng nghiệp vụ.

- Thường xuyên phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm và phát huy tính tự giác của từng cá nhân, cán bộ trong cơ quan tuân thủ quy chế không được sử dụng điện thoại vào việc riêng, khi giao dịch, đàm phán qua điện thoại nên nhanh chóng và ngắn gọn, hạn chế tiêu dùng điện năng không cần thiết.

Tập trung phát triển thị phần thẻ thanh toán qua tài khoản, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ủy thác quản lý quỹ đầu tư và các dịch vụ khác để tăng thu nhập qua thu phí dịch vụ.

*Tăng trưởng tín dụng

Giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo đối tượng khách hàng (cho vay doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân), gắn chặt với chất lượng và khả năng quản lý, phù hợp với điều kiện hoạt động và đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động theo quy định của NHNN. Tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất,

chế biến, tiêu thụ nông sản sạch…. Giám sát chặt chẽ cho vay lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Triển khai thêm nhiều phương án cho vay bằng đô la Mỹ phù hợp với chính sách điều hành của NHNN và cân đối nguồn vốn ngoại tệ của Agribank.

Triển khai xây dựng hồ sơ kinh tế địa phương, phân theo loại hình khách hàng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh gnhiệp hoạt động hiệu quả để xây dựng đề án tiếp cận mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khảo sát, đánh giá, lựa chọn đối tượng khách hàng, ngành nghề đầu tư để có chính sách tín dụng phù hợp. Làm tốt công tác tiếp thị, phát triển khách hàng mới, chọn lọc khách hàng để tăng trưởng tín dụng theo hướng tăng cho vay doanh nghiệp tại địa bàn nông thôn, tăng cho vay hộ gia đình, cá nhân và cho vay tiêu dùng tại địa bàn thành thị.

Đánh giá hiệu quả các gói tín dụng đã triển khai năm 2016, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi phù hợp theo từng nhóm khánh hàng để đảm bảo hiệu quả, khả năng cạnh tranh với các TCTD khác, tăng trưởng tín dụng đều trong các quý ngay từ đầu năm.

Triển khai thí điểm cho vay qua Điểm giao dịch lưu động gắn với huy động vốn và kinh doanh dịch vụ tại một số đơn vị, tổ chức triển khai rộng rãi trong toàn quốc sau khi được NHNN phê duyệt. Tiếp tục triển khai mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, liên kết giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất, cơ chế cho vay đối với một số đối tương như cà tra, cá basa, cà phê, cao su...; chuỗi liên kết xây dựng giữa nhà hàng - chủ đầu tư – nhà thầu – nhà cung cấp để kiểm soát dòng tiền nâng cao chất lượng khoản vay.

Hoàn thiện quy trình, thủ tục và cơ chế hỗ trợ các chi nhánh được giao làm đấu mối thẩm định, giải ngân các dự án lớn, các chương trình hợp tác với các Bộ, Ngành, Tập đoàn, Tổng Công ty, Các chương trình kinh tế trọng điểm để mở rộng tín dụng gắn với phát triển sản phẩm dịch vụ, huy động vốn.

Tiếp tục hoàn thiện các quy trình, quy chế nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tiền vay, phân cấp phán quyết tín dụng, đảm bảo chặt chẽ nhưng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.

Thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và các kỹ năng bổ trợ, đặc biệt là kỹ năng khai thác thông tin khách hàng cho cán bộ công tác tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và khả năng quản lý khoản vay tại các chi nhánh.

*Tăng huy động vốn

Bám sát chính sách điều hành của NHNN, diễn biến lãi suất, thanh khoản thị trường và cân đối vốn của Agribank, sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất, phí để khuyến khích các chi nhánh huy động các nguồn vốn rẻ và ổn định; điều chỉnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế điều hành lãi suất huy động theo đối tượng khách hàng, kỳ hạn và địa bàn tạo tính chủ động, linh hoạt cho các chi nhánh nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát của Trụ sở chính và NHNN.

Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp nhằm duy trì ổn định quan hệ với khách hàng cũ, tập trung phát triển khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Xây dựng kế hoạch tiếp cạnh khách hàng là tổ chức lớn, ký và triển khai thỏa thuận hợp tác với các đơn vị để huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn lãi suất thấp gắn với mở rộng tín dụng và kinh doanh dịch vụ.

Tiếp tục hoàn thiện danh mục, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn; đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm tiền gửi, có cơ chế riêng đối với khách hàng vay vốn có tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank. Xây dựng và triển khai các chương trình khuyến mải huy động vốn phù hợp từng thời kỳ, từng vùng miền.

Điều hành hiệu quả việc liên thông hành ngày giữa hai thị trường, đảm bảo cân đối và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn gắn với an toàn thanh khoản. Xây dựng chương trình quản lý doanh mục giấy tờ có giá. Nâng cao khả năng dự báo thị trường, đối tác để chủ động trong hoạt động kinh doanh vốn.

Tiếp tục xây dựng phương án phát hành trái phiếu dài hạn phù hợp với chính sách NHNN; Tăng cường khai thác các nguồn vốn; Trình NHNN cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu VAMC, tái cấp vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch và các chương trình tín dụng chính sách khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)