Nhóm chỉ tiêu về nănglực tài chính của ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 57)

3.2.1.1 Quy mô vốn tự có

Bảng 3.1 cho thấy vốn tự có của các ngân hàng thương mại tăng ở các năm từ năm 2012 đến 2016, tăng nhanh nhất là Vietinbank, kế đến là BIDV, Sacombank, Agribank đứng hàng thứ 4 và Vietcombank, trong khi đó thì Eximbank lại giảm vốn tự có. Tính ra thì từ năm 2012 đến năm 2016 vốn tự có Vietcombank tăng 26,774 tỷ; BIDV tăng 17,650 tỷ; Sacombank tăng 8,337 tỷ; Agribank 7,458 tỷ; Vietcombank tăng 6,555 tỷ; Eximbank giảm 2,364 tỷ. Tuy vốn tự có của Agribank có tăng nhưng cũng ở mức thấp cụ thể: năm 2013 so với 2012 tăng 595 tỷ tương đương 1.64%, năm 2014 so với 2013 tăng 3,358 tỷ tương đương 9.1%, năm 2015 so với năm 2014 tăng 1,442 tỷ tương đương 3.53%, năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,083 tương đương 5%. Như vậy so với các ngân hàng thương mại khác thì tỷ lệ tăng vốn tự có của Agribank là tương đối thấp. Đây là yếu tố mà Agribank cần phải chú trọng quan tâm đến.

Bảng 3.1 : So sánh vốn tự có của Agribank với một số NHTM

Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1. AgriBank 36,297 36,892 40,250 41,672 43,755 - Tăng/Giảm (%) 1.64% 9.10% 3.53% 5.00% 2. VietcomBank 41,547 42,386 43,473 45,172 48,102 - Tăng/Giảm (%) 2.02% 2.56% 3.91% 6.49% 3. BIDV 26,494 32,039 32,271 42,335 44,144 - Tăng/Giảm (%) 20.93% 0.72% 31.19% 4.27%

4. Vietinbank 33,625 54,075 55,259 56,110 60,399 - Tăng/Giảm (%) 60.82% 2.19% 1.54% 7.64% 5. Sacombank 13,414 16,703 17,804 21,663 21,751 - Tăng/Giảm (%) 24.52% 6.59% 21.67% 0.41% 6.Eximbank 15,812 14,680 13,120 13,145 13,448 - Tăng/Giảm (%) -7.16% -10.63% 0.19% 2.31%

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

Do vốn tự có thấp nên Agribank bị hạn chế khả năng hoạt động kinh doanh trên các mặt:

- Giảm mức cho vay, bảo lãnh, đầu tư của ngân hàng. Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng đó. Trong khi đó có nhiều doanh nghiệp có những dự án lớn, có nhu cầu vay rất lớn như Dầu khí, Điện lực, Viễn thông … Nếu nhu cầu vay của các dông ty lớn vượt quá 15% vốn tự có của Agribank nên Agribank không thể độc lập cho vay hoặc không thể cho vay.

- Hạn chế việc mở rộng chi nhánh hoạt động của Agribank. Bởi vì mức độ mở rộng chi nhánh bị lệ thuộc một phần vào vốn điều lệ (theo thông Quyết định số 21/2013/TT-NHNN). Như vậy muốn mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh hoạt động kinh doanh Agribank phải tăng vốn điều lệ.

- Mức đầu tư vào công nghệ ngân hàng, tài sản cố định cũng thấp do bị khống chế bởi vốn tự có. Do vậy, để nhanh chóng đổi mới công nghệ, cung cấp thêm dịch vụ ngân hàng hiện đại Agribank phải có vốn tự có lớn hơn.

3.2.1.2 Khả năng sinh lời của ngân hàng

Căn cứ vào bảng 3.2 xét chỉ tiêu hiệu quả ROA và ROE thì chỉ số của Agribank rất khiêm tốn. Chỉ số ROA của Agribank nhỏ hơn 1% ở các năm, chứng tỏ khả năng sinh lời thấp. Trong khi đó Vietinbank có chỉ số ROA ở các năm đều đạt trên 1%, riêng năm 2012 đạt 1,7% và năm 2016 là 1%, dẫn đầu trong các NHTM lớn có chỉ số ROA cao nhất. Viecombank cũng có chỉ số ROA cao, đạt 1,13% năm 2012.

Đối với chỉ số ROE, năm 2016 Agribank đạt ở mức 7.7%, đạt lợi nhuận trên 3.300 tỷ đồng , nhìn chung ROE Agribank tăng qua các năm nhưng cũng ở dưới

mức trung bình ngành, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa cao. BIDV là ngân hàng có chỉ số ROE cao nhất, đạt 14.7% vào năm 2016, riêng năm 2014 chỉ số ROE đạt 15,72% và các năm Vietcombank đều có chỉ số ROE trên 10%. Sacombank là ngân hàng có chỉ số ROE thấp nhất 0.35% vào cuối năm 2016 và cao nhất là 14.32% vào năm 2013.

Bảng 3.2 : So sánh tình hình biến động ROA, ROE của Agribank với một số NHTM Đơn vị Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 1. AgriBank - ROA (%) 0.4 0.24 0.23 0.27 0.36 - ROE(%) 6.83 4.55 4.44 5.69 7.70 2. VietcomBank - ROA (%) 1.13 0.99 0.88 0.85 0.94 - ROE(%) 12.61 10.33 10.76 12.03 14.69 3. BIDV - ROA (%) 0.74 0.78 0.83 0.79 0.67 - ROE(%) 12.9 13.6 15.72 15.5 14.7 4. Vietinbank - ROA (%) 1.7 1.4 1.2 1 1 - ROE(%) 19.9 13.7 10.5 10.3 11.8 5. Sacombank - ROA (%) 0.68 1.38 1.31 0.22 0.02 - ROE(%) 7.15 14.32 13.21 2.72 0.35 6.Eximbank - ROA (%) 1.2 0.4 0.21 0.03 0.24 - ROE(%) 13.3 4.3 0.39 0.3 2.32

Nguồn : Báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

3.2.1.3 Mức độ an toàn vốn

Bảng 3.3 cho thấy đối với chỉ số CAR tất cả các ngân hàng đều đạt trên 9% đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của NHNN Việt Nam. Cao nhất là Eximbank 17.12% năm 2016; thấp nhất là Agribank 9.01% năm 2016. Nếu xét riêng từng năm thì CAR của Agribank có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do trước dây Agribank được hưởng lợi từ sự nương nhẹ các quy định hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng luôn ở dưới mức ngưỡng tối thiểu theo quy định tối thiểu trong nhiều năm, cho tới năm 2011 CAR của ngân hàng mới đạt trên 9% nhờ lượng vốn của chính phủ. Một phần cũng là do tình hình kinh tế biến động phức tạp, các tài sản có mức độ rủi ro tăng cao.

Bảng 3.3 : Tình hình biến động CAR của Agribank với một số MHTM Đơn vị Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1. AgriBank (%) 11.03 10.1 12.16 9.17 9.01 2. VietcomBank (%) 14.63 13.13 11.35 11.04 11.13 3. BIDV (%) 9,65 10,23 >9 >9 >9 4. Vietinbank (%) 10.33 13.2 10.4 10.6 10.4 5. Sacombank (%) 9.53 10.22 9.87 9.51 9.61 6.Eximbank (%) 16.38 14.47 13.16 16.52 17.12

Nguồn : Báo cáo thường niên các ngân hàng qua các năm

Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Agribank có biến động phức tạp nhưng vẫn ở mức cho phép dưới 3% chỉ ngoại trừ năm 2012 là 5.8%, tuy nhiên vẫn ở mức cao hơn các ngân hàng thương mại khác. Nguyên do là nhiều khách hàng không đủ điều kiện thực hiện cơ cấu lại nợ; thị trường bất động sản đóng băng trong thời gian qua tuy có thuận lợi nhưng hàng tồn kho bất động sản lớn, nhiều doanh nghiệp hoạt động thị trường này gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm; thiên tai, hạn hán, bão lũ ở nhiều vùng; khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến việc không trả nợ đúng hạn, gây thất thoát vốn cho ngân hàng…

Bảng 3.4 : Tình hình biến động nợ xấu của Agribank với một số NHTM

Đơn vị Năm 2012 2013 2014 2015 2016 1. AgriBank (%) 5.8 <3 2.01 2.41 1.89 2. VietcomBank (%) 2.4 2.73 2.31 1.79 1.46 3. BIDV (%) 2.9 2.37 2.03 1.68 1.95 4. Vietinbank (%) 1.35 0.82 0.9 0.73 0.93 5. Sacombank (%) 1.97 1.44 1.18 5.85 6.68 6.Eximbank (%) 1.32 1.98 2.46 1.86 2.95

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

3.2.1.4 Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: từ năm 2012 đến năm 2016 nguồn vốn huy động của Agribank tăng trưởng một cách vững chắc và ổn định, tốc độ tăng bình quân một năm là 15%.

Về mặt cơ cấu huy động vốn, nếu xét theo thành phần kinh tế thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất. Tỷ trọng bình quân của tiền gửi dân cư trong tổng vốn huy động qua các năm từ 2012 đến 2016 là 73,58%. Đây cũng là loại nguồn vốn huy động ổn định nhất. Nếu như năm 2012 tiền gửi dân cư chỉ có 306,712 tỷ đồng

chiếm tỷ trọng 62.23% trong tổng vốn huy động thì năm 2016 đã lên tới 656,561 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 75.76% trong tổng vốn huy động. Để đạt thành tích đo, trong các năm qua Agribank đã áp dụng nhiều hình thức, thể loại huy động vốn phong phú nên đã thu hút được số lượng lớn tiền gửi dân cư. Riêng trong năm 2012 tỷ lệ tiền gửi khác chỉ chiếm 0.57% trong tổng vốn huy động là do năm 2012 Agribank phát hành kỳ phiếu ở mức độ lớn nhất trong các năm và có nhiều loại kỳ phiếu có lãi suất hấp dẫn nên dân cư đã chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang tiền gửi kỳ phiếu, do đó làm cho tiền gửi của dân cư bằng tiết kiệm giảm, đồng thời tỷ trọng kỳ phiếu tăng rất cao.

Tiền gửi của tổ chức kinh tế trong các năm từ 2012 đến 2016 cũng tăng đều, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng bình quân 26.12%. Đây là tỷ trọng thấp, bởi vì hiện nay trên thị trường các tổ chức kinh tế đã xuất hiện rất nhiều, nhất là các công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trong các khu công nghiệp, nhưng chỉ có rất ít tổ chức kinh tế và tư nhân cá thể kinh doanh ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại mở tài khoản tiền gửi giao dịch tại Agribank Việt Nam. Các tổ chức kinh tế giao dịch tại Agribank đều mở tài khoản tiền gửi thanh toán là đa số, đây là loại tài khoản mà Agribank Việt Nam trả phí tiền gửi rất thấp, khoảng 0,3% năm trong khi đó dư nợ cho vay lãi suất từ 7-11% năm. Vậy nếu có nhiều tiền gửi tổ chức kinh tế thì hiệu quả kinh doanh của Agribank sẽ tốt hơn.

Xét về cơ cấu loại tiền huy động vốn, vốn huy động từ nội tệ trung bình chiếm trên 98% trở lên, còn vốn huy động ngoại tệ rất nhỏ chiếm từ khoản 2% trở xuống. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn ngoại tệ của Agribank chưa được mạnh mẽ, chưa tập trung cao, chưa có hình thức huy động phong phú để thu hút khách hàng.

Theo kỳ hạn huy động thì vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình cao khoảng 84%, còn lại vốn không kỳ hạn chiếm 16%, vốn có kỳ hạn tương đối ổn định hơn vốn không kỳ hạn.

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Theo thành phần kinh tế 492,829 548,691 656,271 763,361 866,604

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 183,310 127,375 151,845 175,765 208,585

Tỷ trọng (%) 37.20% 23.21% 23.14% 23.03% 24.07%

- Tiền huy động khác 2,807 1,930 1,223 1,379 1,458

Tỷ trọng (%) 0.57% 0.35% 0.19% 0.18% 0.17%

2.Theo loại tiền 492,829 548,691 656,271 763,361 866,604

- Nội tệ 486,060 538,819 644,265 751,022 853,815 Tỷ trọng (%) 98.63% 98.20% 98.17% 98.38% 98.52% - Ngoại tệ 6,769 9,872 12,006 12,339 12,789 Tỷ trọng (%) 1.37% 1.80% 1.83% 1.62% 1.48% 3. Theo kỳ hạn 492,829 548,691 656,271 763,361 866,604 - Không kỳ hạn 98,567 89,581 93,693 120,843 118,340 Tỷ trọng (%) 20.00% 16.33% 14.28% 15.83% 13.66% - Có kỳ hạn 394,262 459,110 561,336 642,517 748,264 Tỷ trọng (%) 80.00% 83.67% 85.53% 84.17% 86.34%

4.Tăng trưởng nguồn vốn (%) 11.33% 19.61% 16.32% 13.52%

Nguồn: Báo cáo từ Agribank qua các năm

Căn cứ vào bảng 3.6 ta thấy Agribank có mức vốn huy động đứng vị trí dẫn đầu kế đến là BIDV, Vietinbank,Vietcombank, Sacombank và Eximbank. Tuy Agribank hiện nay có mức huy động vốn đứng ở vị trí dẫn đầu nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hiên nay so với năm 2012 thì Agribank chỉ xếp ở vi trí thư 4 sau Sacombank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Cụ thể mức tăng trưởng nguồn vốn của Sacombank năm 2016 so với năm 2012 chỉ tăng 181,997 tỷ đồng nhưng tương đương 169%, BIDV là 422,969 tỷ đồng tương đương 140%, Vietinbank là 365,955 tỷ đồng tương đương 127%, Vietcombank 305,070 tỷ đồng tương đương 107% trong khi đó Agribank tăng 373,775 tỷ đồng tương đương 75.85%.

Bảng 3.6: Vốn huy động của Agribank với một số NHTM

Đơn vị : tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Đơn vị 1. AgriBank 492,829 548,691 656,271 763,361 866,604 Tỷ lệ (%) tăng/giảm 11.33% 19.61% 16.32% 13.52% Tỷ trọng 31.83% 30.56% 26.92% 28.49% 26.83% 2. VietcomBank 285,381 332,245 422,203 500,528 590,451 Tỷ lệ (%) tăng/giảm 16.42% 27.08% 18.55% 17.97% Tỷ trọng 18.43% 18.51% 17.32% 18.68% 18.28% 3. BIDV 303,059 338,902 440,471 564,692 726,021 Tỷ lệ (%) tăng/giảm 11.83% 29.97% 28.20% 28.57% Tỷ trọng 19.57% 18.88% 18.07% 21.08% 22.48% 4. Vietinbank 289,105 364,497 655,060 492,960 655,060 Tỷ lệ (%) tăng/giảm 26.08% 79.72% -24.75% 32.88% Tỷ trọng 18.67% 20.30% 26.87% 18.40% 20.28%

5. Sacombank 107,458 131,426 162,533 259,427 289,455 Tỷ lệ (%) tăng/giảm 22.30% 23.67% 59.61% 11.57% Tỷ trọng 6.94% 7.32% 6.67% 9.68% 8.96% 6. Eximbank 70,458 79,472 101,371 984,30 102,351 Tỷ lệ (%) tăng/giảm 12.79% 27.56% -2.90% 3.98% Tỷ trọng 4.55% 4.43% 4.16% 3.67% 3.17% Tổng nguồn vốn huy động 1,548,290 1,795,233 2,437,909 2,679,398 3,229,942

Nguồn tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng qua các năm

Ngoài ra tỷ trọng nguồn vốn huy động của Agribank so với tổng nguôn vốn của các ngân hàng giảm dần qua các năm cụ thể: tỷ trọng nguồn vốn huy động của Agribank so tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng năm 2012 là 31.83%, năm 2013 là 30.56%, năm 2014 là 26,92%, năm 2015 là 28.49% đến năm 2016 chỉ còn 26.83%

Như vậy, năng lực tài chính của Agribank được đánh giá là một trong những nhân tố cơ bản nhất làm nên năng lực cạnh tranh của Agribank. Tuy vậy, so với các ngân hàng thương mại khác thì năng lực tài chính của Agribank còn hạn chế, khoảng cách với các ngân hàng cổ phần trong nước ngày càng thu hẹp. Do đó, để tiếp tục duy trì vị thế và phát triển thì năng lực tài chính của Agribank cần phải được cải thiện hơn nữa.

3.2.2 Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động

3.2.2.1 Tôc độ tăng trưởng doanh thu và sự đa dạng các sản phẩm dịch vụ * Tôc độ tăng trưởng doanh thu

Bất chấp sự biến động của kinh tế, hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm ngoại trừ năm 2013. Căn cứ vào bảng 3.7 ta thấy so với năm 2012, doanh thu của Agribank năm 2013 giảm 4,823 tỷ đồng tương đương giảm 15,85%. Doanh thu các năm sau cũng luôn tăng trung bình là 1.12 lần so với năm trước, (2014/2013: 1,049 lần, 2015/2014: 1.2 lần; 2016/2015: 1.15 lần). Trong khi đó, tốc độ giảm chi phí đáng kể từ 26,330 tỷ đồng năm 2012 giảm 15,152 năm 2013 tương đương 42,45%, năm 2014 giảm 1.7% so với năm 2013. Các năm tiếp theo có tăng nhưng không đáng kể chi phícòn năm 2015 tăng 7,4% so với 2014 và năm 2016 tăng 13.8% so với năm 2015. Nhờ công các quản trị và quản lý chặt chẽ nên Agribank đã kiểm soát tốt các chi phí hoạt động, kết quả là tốc độ tăng của chi phí trong giai đoạn này không cao, góp phần

Agribank là 2,479 tỷ đồng, nhưng qua năm 2013 đã giảm, sang năm 2014, 2015 và 2016 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế có tăng khả quan.

Bảng 3.7: Tình hình doanh thu của Agribank

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu 30,434 25,611 25,736 30,837 35,477 Tỷ lệ % tăng/giảm -15.85% 0.49% 19.82% 15.05% Chi phí 26,330 15,152 14,897 16,006 18,217 Tỷ lệ % tăng/giảm -42.45% -1.68% 7.44% 13.81%

Lợi nhuận sau thuế 2,479 1,678 1,786 2,372 3,367

Nguồn: số liệu báo cáo tài chính Agribank qua các năm

Tuy năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 32% so với năm 2012 nhưng đến năm 2016 là năm phát triển rực rỡ nhất của Agribank, lợi nhuận đạt 3,367 tỷ đồng tăng gần 42% so với 2015 và so với năm 2012 tăng 888 tỷ tương đương 16.6% và nếu so với năm 2013 thì lợi nhuận năm 2016 mà Agribank đạt được hơn 200% với tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2016 so với năm 2013 là 38.5% xem bảng 3.8.

Bảng 3.8 : Biến động lợi nhuận sau thuế của Agribank qua các năm Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Lợi nhuận sau thuế 2,479 1,678 1,786 2,372 3,367

Tăng/giảm -801 108 586 995

Tốc độ tăng trưởng -32% 6% 33% 42%

Nguồn: tính toán của tác giả

Căn cứ bảng 3.9 có thể thấy Agribank có mức doanh thu cao nhất, đứng vị trí dẫn đầu qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu của Agribank chỉ đứng hàng thứ 3 sau BIDV và Vietcombank, chỉ tính riêng năm 2016, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Agirbank so với năm 2015 là 15 % trong khi đó BIDV tăng trưởng 23% và Vietcombank tăng trưởng 17%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)