Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 82)

thôn Việt Nam từ nay đến 2020

Mặc dù cần phải xây dựng chiến lược cạnh tranh hoàn hảo, tồn tại và phát triển, giữ vững vị thế, tuy nhiên Agribank cần phải đáp ứng được chiến lược mục tiêu từ nay đến năm 2020

4.1.1 Mục tiêu chiến lược đến 2020

Nâng cao giá trị cho khách hàng:

Để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, Agribank chủ trương hướng chính sách khách hàng tới các mục tiêu nâng cao giá trị mà khách hàng nhận được từ ngân hàng. Muốn vậy, các Agribank phải:

- Phân đoạn, phân nhóm khách hàng, trên cơ sở đó phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của từng nhóm khách hàng, tiến tới cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của từng khách hàng.

- Tăng trưởng tỷ lệ báo chéo sản phẩm với tốc độ 20%/năm;

- Tăng tỷ lệ phục vụ khách hàng qua các kênh phân phối trực tiếp đạt 30%/năm

Tăng trưởng giá trị cho ngân hàng

Dưới giác độ kinh doanh, khách hàng là người mang lại giá trị cho ngân hàng. Nói cách khác, mục tiêu tăng giá trị của chính mình phải được Agribank ưu tiên. Đó là các giá trị:

+ Giá trị vị thế, thương hiệu: Để tăng giá trị này, các chi nhánh phải:

- Tăng thị phần tại khu vực thành thị lên 20% vào năm 2020 - Duy trì thị phần tại khu vực nông thôn ở mức 70%

- Đưa Agribank trở thành “lựa chọn số 1” tại khu vực nông nghiệp, nông thơn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân và là “ngân hàng cạnh tranh” tại khu vực đô thị với khách hàng là doanh nghiệp, dân cư có thu nhập cao;

- Là đối tác được lựa chọn khi các đối tác nước ngoài hợp tác kinh doanh tại thị trường Việt nam, là thương hiệu Việt nam được biết đến rộng rãi trong cộng đồng quốc tế..

+Giá trị tài chính: Các chi nhánh cần chú trọng việc: - Bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo hệ số CAR trên 9%

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro độc lập, hiệu quả, toàn diện;

- Đưa tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu đạt trên 15%/ năm vào năm 2020 - Xây dựng cơ chế định giá sản phẩm dựa trên chi phí

- Tăng trưởng tổng tài sản 10-15%/năm - Tăng trưởng tín dụng 10-15%/năm - Tăng trưởng nguồn vốn 20-25%/năm

- Thu dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập đạt trên 20%/năm đến năm 2020

Cải thiện giá trị cho người lao động

Người lao động là tác nhân quan trọng nhất quyết định sự thực hiện thành công các chiến lược, mục tiêu của ngân hàng. Chính vì thế, để tạo động cơ làm việc sáng tạo cho người lao động, phải chú trọng tăng giá trị mà họ nhận được từ ngân hàng theo các cách:

- Nâng cao nhận thức về giá trị nguồn lực con người.

- Nhanh chống thiết lập hệ thống quản trị nguồn nhân lực hiệu quả. - Tăng gấp 3 ngân sách cho đào tạo trong vòng 5 năm tới.

- Tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động. - Tăng thu nhập cho người lao động.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

* Mục tiêu tài chính và an toàn hoạt động

Bảng 4.1: Mục tiêu tài chính của Agribank đến năm 2020

Chỉ tiêu 2020

Vốn tự có 80 -> 104 nghìn tỷ đồng

Tỷ lệ an tồn vốn >9%

Tỷ lệ doanh thu dịch vụ trên tổng doanh

thu rồng 20% - 25%

Tỷ lệ sinh lời trên vốn >15%

Dư nợ cho vay và đầu tư 750 -> 920 nghìn tỷ đồng

Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn, trong đó <40%

Tỷ lệ tài sản không sinh lời <20%

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn <3%

Tổng nguồn vốn 1.400 -> 1.500 nghìn tỷ đồng

Tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn 20 - 22%

Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư và tiền

gửi có kỳ hạn trên Tổng nguồn vốn 50% - 55%

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, số dư tài

khoản thanh toán trên Tổng nguồn vốn 25% - 30%

Nguồn: Tổng hợp từ Đề án phát triển kinh doanh của Agribank giai đoạn (2016- 2020), Tầm nhìn 2030.

* Mục tiêu về thị trường, thị phần

Bảng 4.2 Mục tiêu thị phần của Agribank đến năm 2020 Các khu công nghiệp, khu chế

xuất, khu kinh tế mở

Tiếp tục đầu tư phát triển

Các đô thị loại 1 & 2

Nắm bắt cơ hội, nâng cao vị thế

Lựa chọn cạnh tranh Vùng nông thôn có điều kiện

phát triển sản xuất hàng hóa

Gữi vững thị phần và khai thác thế mạnh

Lựa chọn số 1

Vùng nông thôn khó khăn (bao gồm cả vùng sâu vùng xa)

Giảm tín dụng trực tiếp, tiếp tục thực hiện dịch vụ vốn ủy thác cho Ngân hàng Chính sách và

các Tổ chức ti chính Quốc tế

Nguồn: Tổng hợp từ Đề án phát triển kinh doanh của Agribank giai đoạn (2016- 2020), Tầm nhìn 2030.

Địa bàn khu vực nông thôn: Đây là thị trường truyền thống và cần được khai thác tối đa tiềm năng. Agribank cần duy trì vị thế hàng đầu tại phân đoạn này, chiếm lĩnh ít nhất 70% thị phần tại địa bàn khu vực nông thôn đối với tất cả các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Mục tiêu của Agribank là trở thành nhà cung cấp tài chính chủ đạo cho khu vực nông nghiệp nông thôn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế trang trại...

Địa bàn khu vực đô thị: Agribank cần nâng cao vị thế và thị phần ở khu vực đô thị để trở nên cạnh tranh hơn. Tại khu vực đô thị loại I, loại II, Agribank là “Lựa chọn cạnh tranh” và chiếm thị phần từ 20% - 25% về nguồn vốn, tín dụng cũng như các sản phẩm dịch vụ. Tại khu vực các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế mở : Chiếm 30% thị phần và trở thành một trong ba ngân hàng hàng đầu phục vụ cho thị trường này

4.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Để hoàn thành kế mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh giai đoạn 2016-2020, toàn hệ thống Agribank cần đoàn kết thống nhất, phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong hoạt động kinh doanh cuối năm, tập trung tháo gỡ những vấn đề còn tồn động, vướng mắc, tìm kiếm cơ hội phát triển trong khó khăn, sử dụng có hiệu quả các đòn bẩy kích thích tài chính, thi đua khen thưởng để tạo ra các bước đột phá, nổ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tập trung vào các nhóm giải pháp chủ yếu sau:

4.2.1 Nhóm giải pháp về năng lực tài chính

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 đến 2020, với mục tiêu đúng lộ trình kế hoạch đã đề ra, phát triển an toàn, ổn định tiến tới cổ phần hóa theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà Nước, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tài chính đối với khu vực nông nghiệp và nông thôn. Nghiên cứu hoàn thiện, ban hành các quy định về quản lý tài chính, đầu tư, sửa chữa tài sản, trích lập và sử dụng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; Quy định về tiêu chuẩn, định mức mua sắm, sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ trong hệ thống Agibank; Giao chỉ tiêu thu lãi, tỷ lệ lãi thực thu đến từng phòng, tổ và cán

đúng, thu đủ, chi phí hợp lý, hợp lệ, đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

4.2.1.1 Giải pháp về tăng qui mô vốn tự có

Theo kế hoạch triển khai đề án cơ cấu lại của Agribank, để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% thì vốn tự có đến 2020 phải đạt 80.000 tỷ đồng. Đây là con số cao gấp 2 lần số hiện có ở năm 2016. Để đạt được sự tăng vốn tự có này cần thực hiện một số giải pháp sau:

+ Tăng cường bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại hàng năm

+ Bổ sung từ lợi nhuận từ trái phiếu do Agribank phát hành có kỳ hạn dài, có thể có điều kiện sau này chuyển thành vốn góp vào Agribank khi ngân hàng này cổ phần hóa.

+ Số còn lại đề nghị Nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ.

4.2.1.2 Giải pháp về nâng cao khả năng sinh lời

Để nâng cao tỷ lệ sinh lời, Agribank có những giải pháp để tiết kiệm chi phí quản lý trong giá thành dịch vụ. Muốn vậy, cần thực hiện các biện pháp sau đây:

- Xây dựng định mức chi tiêu đối với các khoản chi phí tiền điện, điện thoại, văn phòng phẩm, công cụ lao động đối với từng phòng, theo mức độ công việc cũng như tính chất chuyên môn của từng phòng nghiệp vụ.

- Thường xuyên phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm và phát huy tính tự giác của từng cá nhân, cán bộ trong cơ quan tuân thủ quy chế không được sử dụng điện thoại vào việc riêng, khi giao dịch, đàm phán qua điện thoại nên nhanh chóng và ngắn gọn, hạn chế tiêu dùng điện năng không cần thiết.

Tập trung phát triển thị phần thẻ thanh toán qua tài khoản, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, ủy thác quản lý quỹ đầu tư và các dịch vụ khác để tăng thu nhập qua thu phí dịch vụ.

*Tăng trưởng tín dụng

Giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo đối tượng khách hàng (cho vay doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân), gắn chặt với chất lượng và khả năng quản lý, phù hợp với điều kiện hoạt động và đảm bảo các hệ số an toàn hoạt động theo quy định của NHNN. Tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất,

chế biến, tiêu thụ nông sản sạch…. Giám sát chặt chẽ cho vay lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Triển khai thêm nhiều phương án cho vay bằng đô la Mỹ phù hợp với chính sách điều hành của NHNN và cân đối nguồn vốn ngoại tệ của Agribank.

Triển khai xây dựng hồ sơ kinh tế địa phương, phân theo loại hình khách hàng, thế mạnh của địa phương, đặc biệt đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, xác định số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng doanh gnhiệp hoạt động hiệu quả để xây dựng đề án tiếp cận mở rộng cho vay khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khảo sát, đánh giá, lựa chọn đối tượng khách hàng, ngành nghề đầu tư để có chính sách tín dụng phù hợp. Làm tốt công tác tiếp thị, phát triển khách hàng mới, chọn lọc khách hàng để tăng trưởng tín dụng theo hướng tăng cho vay doanh nghiệp tại địa bàn nông thôn, tăng cho vay hộ gia đình, cá nhân và cho vay tiêu dùng tại địa bàn thành thị.

Đánh giá hiệu quả các gói tín dụng đã triển khai năm 2016, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi phù hợp theo từng nhóm khánh hàng để đảm bảo hiệu quả, khả năng cạnh tranh với các TCTD khác, tăng trưởng tín dụng đều trong các quý ngay từ đầu năm.

Triển khai thí điểm cho vay qua Điểm giao dịch lưu động gắn với huy động vốn và kinh doanh dịch vụ tại một số đơn vị, tổ chức triển khai rộng rãi trong toàn quốc sau khi được NHNN phê duyệt. Tiếp tục triển khai mô hình cấp tín dụng theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, liên kết giữa doanh nghiệp và hộ sản xuất, cơ chế cho vay đối với một số đối tương như cà tra, cá basa, cà phê, cao su...; chuỗi liên kết xây dựng giữa nhà hàng - chủ đầu tư – nhà thầu – nhà cung cấp để kiểm soát dòng tiền nâng cao chất lượng khoản vay.

Hoàn thiện quy trình, thủ tục và cơ chế hỗ trợ các chi nhánh được giao làm đấu mối thẩm định, giải ngân các dự án lớn, các chương trình hợp tác với các Bộ, Ngành, Tập đoàn, Tổng Công ty, Các chương trình kinh tế trọng điểm để mở rộng tín dụng gắn với phát triển sản phẩm dịch vụ, huy động vốn.

Tiếp tục hoàn thiện các quy trình, quy chế nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tiền vay, phân cấp phán quyết tín dụng, đảm bảo chặt chẽ nhưng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.

Thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và các kỹ năng bổ trợ, đặc biệt là kỹ năng khai thác thông tin khách hàng cho cán bộ công tác tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và khả năng quản lý khoản vay tại các chi nhánh.

*Tăng huy động vốn

Bám sát chính sách điều hành của NHNN, diễn biến lãi suất, thanh khoản thị trường và cân đối vốn của Agribank, sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất, phí để khuyến khích các chi nhánh huy động các nguồn vốn rẻ và ổn định; điều chỉnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế điều hành lãi suất huy động theo đối tượng khách hàng, kỳ hạn và địa bàn tạo tính chủ động, linh hoạt cho các chi nhánh nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát của Trụ sở chính và NHNN.

Thực hiện chính sách khách hàng phù hợp nhằm duy trì ổn định quan hệ với khách hàng cũ, tập trung phát triển khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế. Xây dựng kế hoạch tiếp cạnh khách hàng là tổ chức lớn, ký và triển khai thỏa thuận hợp tác với các đơn vị để huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn lãi suất thấp gắn với mở rộng tín dụng và kinh doanh dịch vụ.

Tiếp tục hoàn thiện danh mục, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn; đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm tiền gửi, có cơ chế riêng đối với khách hàng vay vốn có tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank. Xây dựng và triển khai các chương trình khuyến mải huy động vốn phù hợp từng thời kỳ, từng vùng miền.

Điều hành hiệu quả việc liên thông hành ngày giữa hai thị trường, đảm bảo cân đối và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn gắn với an toàn thanh khoản. Xây dựng chương trình quản lý doanh mục giấy tờ có giá. Nâng cao khả năng dự báo thị trường, đối tác để chủ động trong hoạt động kinh doanh vốn.

Tiếp tục xây dựng phương án phát hành trái phiếu dài hạn phù hợp với chính sách NHNN; Tăng cường khai thác các nguồn vốn; Trình NHNN cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu VAMC, tái cấp vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch và các chương trình tín dụng chính sách khác.

4.2.1.3 Giải pháp an toàn vốn

Phân tích nợ xấu và nợ đã thu hồi đến cuối năm 2016, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ phù hợp với từng khoản nợ; quyết liệt thực hiện các giải pháp xử lý tài sản tu hồi nộ đối với 100% khoản nợ có TSBĐ đã XLRR, đã bán cho VAMC. Khởi kiện nếu khách hàng không hợp tác trong viêc trả nợ, xử lý TSBĐ, bám sát quá trình thi hành án để thu hồi nợ.

Duy trì và nâng cao chất lượng công tác cảnh báo nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu, nợ theo thông báo của CIC, đồng thời theo dõi và giám sát chặt chẽ nợ xấu, nợ tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang nợ xấu để kịp toời triển khai các biện pháp xử lý, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh. Tiếp tục rà soát và chuẩn hóa dữ liệu đầu vào về thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)