Thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 67 - 70)

Xét tỷ trọng vốn huy động trong tổng vốn huy động của 6 tổ chức tín dụng có uy tín nhất, thì Agribank chiếm thị phần cao, thị phần huy động bình quân là 30.29%.

Có được kết quả trên là nhờ Agribank đã mở kịp thời các hình thức huy động tiết kiệm, kỳ phiếu đáp ứng nhu cầu của dân cư như lãi suất bậc thang, lãi suất tháng, quý, năm… Bên cạnh đó Agribank đã làm tốt chính sách tiếp thị, khuyến mãi hấp dẫn, các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng đều được nghiên cứu kỹ, đưa ra đúng thời điểm, nên thu hút được lượng tiền gửi lớn. Ngoài ra do địa bàn họat động của Agribank rộng khắp trên toàn quốc gia, nên tạo thuận lợi cho chi nhánh hơn các ngân hàng khác. Tuy nhiên thị phần huy động vốn của Agribank có chiều hướng giảm dần qua các năm và chỉ tăng nhẹ vào năm 2016, năm 2012 thị phần huy động vốn chiếm đến 31.83% trong tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng khác thì năm 2014 chỉ còn chiếm 26.92% và tăng nhẹ 33.65% năm 2016 xem bảng 3.10

Bảng 3.10: Thị phần huy động vốn của Agribank

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2103 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Vốn huy động của Agribank 492,829 548,691 656,271 763,361 866,604 Tổng vốn huy động của Agribank,Viettinbank, BIDV, Sacomank, Eximbank,Vietcombank 1,548,290 1,795,233 2,437,909 2,679,398 3,229,942 Thị phần huy độngvốn của Agribank 31.83% 30.56% 26.92% 28.49% 26,83%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên các ngân hàng qua các năm

Theo bảng 3.11 thị phần huy động vốn của Agribank trong năm 2012 đến năm 2016 vẫn ở mức trên 30%, tuy nhiên đang có chiều hướng giảm từng năm, trong khi đó BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank có thị phần vốn huy động luôn tăng ở các năm tương ứng. Mặc dù quy mô vốn huy động có tăng ở năm 2016, nhưng tốc độ tăng vốn huy động của Agribank luôn thấp hơn tốc độ tăng chung về vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn do đó thị phần huy động vốn của Agribank ngày

càng giảm đi. Nguyên nhân chính là ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng mở chi nhánh.

Bảng 3.11: Biến động thị phần vốn huy động của Agribank so với các NHTM

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

AgriBank 31.83% 30.56% 26.92% 28.49% 33.65% VietcomBank 18.43% 18.51% 17.32% 18.68% 22.93% BIDV 19.57% 18.88% 18.07% 21.08% 28.19% Vietinbank 18.67% 20.30% 26.87% 18.40% 20.28% Sacombank 6.94% 7.32% 6.67% 9.68% 11.24% Eximbank 4.55% 4.43% 4.16% 3.67% 3.97%

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.4: So sánh thị phần vốn huy động của Agribank với một số NHTM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Thị phần cho vay

Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy thị phần cho vay trung bình của Agribank là 28% tương đối cao so với các tổ chức tín dụng khác. Tổng dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm, cụ thể năm 2012 là 597,326 tỷ tăng lên 763,706 năm 2016 tăng 266,380 tỷ tương đương tăng 59.31%. Tuy nhiên thị phần cho vay của Agribank giảm liên tục sau các năm từ 31.57% năm 2012 giảm xuống 24.81% năm 2016 tương đương giảm 27.26%.

Bảng 3.12: Thị phần cho vay của Agribank qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2103 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng dư nợ cho vay

của Agribank 497,326 538,524 574,594 649,162 763,706

Tổng vay của các

NHTM 1,575,155 1,772,344 1,982,714 2,575,745 3,078,235

Thị phần cho vay

của Agribank 31.57% 30.38% 28.98% 25.20% 24.81%

Bảng 3.13 cho thấy tính đến cuối năm 2016 thì thị phần dư nợ cho vay của Agribank vẫn chiếm vị trí cao nhất trong các 6 ngân hàng thương mại có uy tín, cho thấy thực tế là dù thị phần có xu hướng giảm, nhưng Agribank vẫn là đơn vị có quy mô thị phần áp đảo.

Bảng 3.13: Biến động thị phần cho vay của Agribank so với các NHTM

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 1. AgriBank 31.57% 30.38% 28.98% 25.20% 24.81% 2. VietcomBank 19.95% 15.93% 19.19% 20.95% 21.62% 3. BIDV 23.23% 22.84% 23.17% 23.99% 24.23% 4. Vietinbank 29.93% 22.00% 22.60% 20.95% 21.62% 5. Sacombank 8.17% 6.38% 6.49% 7.22% 6.46% 6.Eximbank 7.78% 6.26% 4.71% 3.29% 2.83%

Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.5:So sánh thị phần cho vay của Agribank với một số NHTM

Nguồn : Tổng hợp của tác giả

3.2.2.3Chất lượng phục vụ và giá cả

Các quy chế và quy định của Agribank về sản phẩm thường xuyên được rà soát, chỉnh sửa, kịp thời xử lý các kiến nghị, đề xuất của chi nhánh, khách hàng. Công tác kiểm tra, giám sát về công tác SPDV thực hiện thường xuyên. Quy trình giao dịch SPDV được tuân thủ và giám sát chặt chẽ, việc đổi mới tác phong giao dịch được quan tâm thực hiện.

Hệ thống công nghệ thông tin vận hành tốt, ổn định giúp cho các giao dịch thực hiện nhanh chóng, tạo thuận lợi và đảm bảo chất lượng cho khách hàng. Hệ thống đường truyền cũng được bảo trì định kỳ từ đó chất lượng dịch vụ được cải thiện.

Các sản phẩm dịch vụ được cung cấp qua kênh phân phối hiện đại cũng được đầu tư chất lượng, đảm bảo tính ổn định trong quá trình vận hành.

Tăng cường xây dựng bộ phận giải đáp thắc mắc khiếu nại của khách hàng, đảm bảo hoạt động cho bộ phận giải đáp và xử lý khiếu nại của khách hàng.

Mức lãi suất và phí dịch vụ tại Agribank hiện nay đều dựa vào mức lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước. Agribank hiên nay đưa ra 9 mức lãi suất huy động chủ yếu là các kỳ hạn ngắn phù hợp với diễn biến của thị trường, giữ ổn định lãi suất kỳ hạn dài, duy trì mặt bằng lãi suất thấp hơn các ngân hàng thương mại khác. Agribank quy định riêng lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng,cho phép chi nhánh tự thỏa thuận mức lãi suất cho vay thấp hơn tối đa là 0,5%/năm đối với khách hàng tốt, khuyến khích mở rộng tín dụng an toàn, có hiệu quả và hổ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh.

Năng lực hoạt động của Agribank nhìn chung trong lĩnh vực truyền thống, bán buôn: tín dụng, huy động vốn, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ….Agribank luôn là một trong những ngân hàng chiếm thị phần lớn trong các lĩnh vực này. Tuy nhiên, thị phần đang có xu hướng giảm đi, đặt biệt là huy động vốn, tín dụng do sản phẩm chưa đa dạng, linh hoạt, trong khi đó, thị phần của một số ngân hàng cổ phần uy tín khác như: Viettinbank, BIDV, Vietcombank đang tăng lên. Đối với lĩnh vực bán lẻ, thẻ Agribank đang ở trong vị trí dẫn đầu tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó Agribank cần phát huy hơn nữa năng lực hoạt động của mình để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)