Hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc một thời là hệ thống ngân hàng chịu sự quản lý và điều tiết quá lớn của Nhà nước và có mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (cheabol). Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã cho thấy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc có tính cạnh tranh yếu, hệ thống kiểm toán và cơ cấu quản lý không rõ ràng....Đây cũng là những vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải, do đó việc nghiên cứu chương trình cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc sẽ là bài học quý báu cho Việt Nam.
Theo quy định, các NHTM Hàn Quốc cho các cheabol vay với lãi suất thấp. Hơn thế nữa, Chính phủ Hàn Quốc sẵn sàng đứng ra bảo lãnh cho những khoản vay này trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hay thua lỗ. Vì vậy, các khoản vay của cheabol chiếm phần lớn trong dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM Hàn Quốc.
Việc Chính phủ áp đặt mức lãi suất cho vay cũng như việc ỷ lại vào sự bảo lãnh của Chính phủ trong các dự án cho vay đã làm giảm sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và hạn chế khả năng của ngân hàng trong việc tính toán chi phí hoạt động và xây dựng cho mình chính sách tín dụng hợp lý. Ngoài ra, các NHTM Hàn Quốc thường bị hạn chế trong việc xem xét tính hiệu quả của các dự án cho vay. Kết quả là các dự án cho vay về sau này càng gặp nhiều rủi ro nên khả năng phát sinh nợ xấu là điều tất yếu xảy ra.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra và kéo Hàn Quốc vào vòng xoáy thì hệ thống ngân hàng Hàn Quốc đã bộc lộ tất cả những yếu kém của mình. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, chính phủ Hàn Quốc đã thực thi hệ thống giải pháp đa dạng nhằm cải tổ hệ thống ngân hàng:
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Đầu tháng 3-1998, Ủy ban giám sát tài chính (Financial Supervisory Commission - FSC) được thành lập. Theo báo cáo điều tra của FSC, tính đến cuối năm 1997, 12 trong tổng số 24 ngân hàng ở Hàn Quốc không đủ khả năng tồn tại vì các ngân hàng này không đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn vốn. Kết
chấp nhận hoạt động trên cơ sở có điều kiện. Năm ngân hàng bị ngừng hoạt động sau đó được các ngân hàng có khả năng hoạt động mua lại. Những khoản nợ khó đòi sẽ được cơ quan quản lý tài sản Hàn Quốc đứng ra mua. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc còn hỗ trợ cho các ngân hàng được cơ cấu lại bằng việc cấp thêm vốn thông qua trái phiếu chính phủ và được chính phủ bảo lãnh.
Giải quyết các khoản nợ khó đòi và tái cấp vốn
Để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu NHTM, Cơ quan Quản lý tài sản Hàn Quốc đã mua lại một lượng lớn những khoản nợ không sinh lời. Để tái cơ cấu nguồn vốn của các NHTM, chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các ngân hàng duy trì hệ số an toàn vốn từ 10-13%. Tỷ lệ này cao hơn hệ số an toàn tối thiểu Basel (8%) vì Chính phủ Hàn Quốc cho rằng thị trường Hàn Quốc tại thời điểm đó có nhiều bất ổn liên quan đến chất lượng tài sản, quản lý rủi ro và những điều kiện bất lợi khác. Việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Chính phủ Hàn Quốc có ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi uy tín cũng như niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Để hạn chế bớt rủi ro cho những khoản cho vay và để giảm nợ xấu, các ngân hàng có xu hướng thay đổi đối tượng cho vay. Trước đây, các tập đoàn kinh tế là những khách hàng được vay nhiều nhất thì nay đối tượng là cho vay tiêu dùng. Tiêu dùng tăng mạnh lại là động lực thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh, nhất là giai đoạn sau khủng hoảng (Nguyễn Thị Quy, 2005)