Các nhân tố thuộc về hoạt động của ngân hàng thương mại:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 37)

hưởng của nó đối với ngân hàng mình để có các biện pháp khai thác tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực nhằm xây dựng hình ảnh ngân hàng ngày càng tốt hơn”.

Theo tác giả ngoài các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM như đã phân tích ở trên, các yếu tố khác có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM là:

- Năng lực đào tạo và lề lối làm việc trong ngân hàng là một khâu quan trọng trong hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao. Ngày nay các NHTM không thể chỉ trông chờ vào hệ thống đào tạo nghề chung, họ phải tự giáo dục và bồi dưỡng thường xuyên cho nhân viên, nhất là về nghiệp vụ, công nghệ, tiêu chuẩn đạo đức, truyền thống của ngân hàng. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho người lao động là khâu then chốt, vì thời đại ngày nay là thời đại cạnh tranh tri thức, một ngân hàng có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có trình độ tay nghề tốt kết hợp với một số nhân tố khác chắc chắn sẽ tạo ra một ngân hàng có khả năng cạnh tranh cao. Ngoài ra lề lối và tác phong làm việc của ngân hàng cũng rất quan trọng. Một ngân hàng có lề lối làm việc tốt, khoa học, tác phong làm việc của từng cán bộ nhanh nhẹn sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao uy tín với khách hàng và giảm chi phí vận hành.

- Truyền thống và các kinh nghiệm đã tích lũy của ngân hàng: truyền thống làm nên tên tuổi, uy tín và khu vực khách hàng truyền thống. Hơn nữa, do ngân hàng là ngành kinh doanh dựa nhiều vào niềm tin của khách hàng, nên một ngân hàng có truyền thống kinh doanh hiệu quả, có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, có nhiều thành công trong quá khứ, có những tiêu chuẩn hành nghề nghiêm túc đã được thực tế xác nhận sẽ khiến khách hàng an tâm hơn khi giao phó tài sản cho họ, nhờ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình. Ngược lại, một ngân hàng không tiếng tăm, ít kinh nghiệm sẽ ít hấp dẫn khách hàng.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng quảng bá sức mạnh và khả năng của ngân hàng. Hơn nữa, cơ sở vật chất của ngân hàng chỉ được hình thành từ vốn tự có nên một ngân hàng có cơ sở vật chất khang trang tự nó đã cho khách hàng thấy khả năng tài chính tốt của họ. Hơn nữa, cơ sở vật chất tốt cho phép tạo thêm các tiện nghi cho khách hàng, nhất là khách hàng VIP, khi họ đến giao dịch, qua đó tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng. Ngược lại các ngân

hàng giao dịch trong các phòng giao dịch chật hẹp, ít tiện nghi khiến khách cảm nhận sự bất tiện và rủi ro quá lớn khi trao tài sản cho họ.

Ngoài ra việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch sẽ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động ở nhiều khu vực. Số lượng chi nhánh ngân hàng càng lớn càng tạo điều kiện cho NHTM thu hút vốn cho ngân hàng, giúp ngân hàng tiếp cận được với nhiều khách hàng và tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng từ đó danh tiếng và uy tín của NHTM cũng tăng lên. Là một ngành kinh doanh mà sản phẩm dịch vụ tương đối giống nhau, nên danh tiếng và uy tín trở thành một nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế to lớn cho ngân hàng trong cạnh tranh. Nếu một ngân hàng có danh tiếng và uy tín mạnh hơn đối thủ thì có khả năng tạo ra doanh số, mở rộng thị phần, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Các mối quan hệ của ngân hàng. Mỗi ngân hàng, ngoài quan hệ với khách hàng, đối tác còn giữ các mối quan hệ hỗ trợ và hợp tác khác ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Ví dụ, nếu được một ngân hàng lớn hợp tác, sự tín nhiệm đối với ngân hàng sẽ tăng lên. Hoặc nếu nằm trong một liên minh thanh toán, chuyển tiền hoặc bảo hiểm, sức mạnh cạnh tranh cũng tăng lên. Ở các nước, nhà nước có vai trò lớn trong kinh tế, sự hỗ trợ, bảo lãnh của nhà nước là yếu tố làm tăng mạnh sức cạnh tranh của NHTM.

2.4 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam

Mỗi ngân hàng khi đi vào hoạt động, muốn tồn tại và phát triển phải tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh nhất định. Để phản ứng lại, các ngân hàng khác cũng sẽ cố gắng tạo ra những lợi thế tương tự hoạc tốt hơn, đặc biệt trong điều kiện công nghệ luôn luôn có những bước phát triển mới. Khi đó, nếu không có những hoạt động nhằm cải thiện năng lực canh tranh, ngân hàng sẽ khó có thể tồn tại.

Nếu vận dụng mô hình năm áp lực cạnh tranh mà phân tích, kết quả sẽ cho thấy rằng, áp lực cạnh tranh mà các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt là vô cùng lớn.

Đối thủ tiềm năng

ngân hàng Việt Nam và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Từ khi Việt Nam gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài từ năm 2008, đã có 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập ở Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam là các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng trong tương lai.

Quyền lực của khách hàng/nhà phân phối.

Điều quan trọng nhất vẫn là sự sống còn của ngân hàng dựa trên vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Với chi phí chuyển đổi thấp gần như khách hàng không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào nơi khác.

Sản phẩm thay thế

Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ mà ngành ngân hàng Việt Nam có thể cung ứng cho khách hàng gồm các nhóm sau: nhận tiền gửi (tiết kiệm, tiền gửi khác..), dịch vụ thanh toán, cho vay tiền, chi trả kiều hối, dịch vụ chi trả (lương, trợ cấp, cấp dưỡng, bảo hiểm…), thẻ…

Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.

Đối với khách hàng cá nhân thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người Việt thường giữ tiền mặt tại nhà hơn là gửi vào ngân hàng hoặc có tài khoản thì khi có tiền họ lại rút hết để sử dụng. Các cơ quan, chính phủ trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính của mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán lại rất ít, đa số là nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm, ăn uống... Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý ưa chuộng tiền mặt hơn đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra khách hàng cá nhân còn có khá nhiều sự lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, mua bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim

cương..) hoặc đầu tư vào bất động sản. Đó chưa kể không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng, họ có thể đầu tư vào lĩnh vực đang sốt để thu lợi nhuận cao hơn.

Quyền lực nhà cung cấp

Nhà cung cấp ở đây có thể là những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống và các ứng dụng. Ở Việt Nam, các ngân hàng thường tự đầu tư trang bị và lựa chọn cho mình những nhà cung cấp tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà luôn phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống và các giải pháp ứng dụng, các ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém chi phí chuyển đổi, điều này lại làm tăng quyền lực nhà cung cấp thiết bị khi họ thắng thầu. Điều này cũng có nghĩa là quyền lực của nhà đầu tư cũng tăng lên. Một khi quyền lực của họ đủ mạnh thì việc sát nhập các ngân hàng là không thể tránh khỏi.

Cạnh tranh nội bộ ngành

Một vấn đề đáng quan tâm là các ngân hàng đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động nhiếu vốn hơn, dẫn đến tình trạng các ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt với nhau trong hoạt tín dụng mà quên đi mất các sản phẩm và dịch vụ tiện ích khác kèm theo và do thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cho nên công tác quản trị không theo kịp quy mô phát triển.

Cường độ cạnh tranh của ngân hàng còn tăng cao hơn nữa khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng có vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường có sẵn một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ. Họ có lợi thế từ đầu và có nhiều lựa chọn trong khi với không ít ngân hàng trong nước thì điều này là không thể. Chưa kể đến các ngân hàng nước ngoài còn có không ít lợi thế như cơ sở hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ ngân hàng chuyên nghiệp, công nghệ tốt hơn. Quan trọng hơn nữa, đó là khả năng kết nối mạng lưới rộng khắp trên nhiều nước của các ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó, lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn, sự quen thuộc với các phong tục, tập quán.

Bên cạnh đó thì khủng khoảng kinh tế cũng mang lại rất nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng, một số ngân hàng đã không thể duy trì được mức tăng trưởng trong năm vừa qua, tạo cơ sở để nhiều chuyên gia đưa ra nhận định rằng xu hướng sáp nhập trong ngành ngân hàng đang đến gần.

Như vậy việc các NHTM Việt Nam phải tích cực nâng cao NLCT trong thời gian tới là vấn đề không thể trách khỏi, nó là một tất yếu khách quan nếu họ muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh được dự báo là ngày càng khóc liệt. Và dĩ nhiên, Agribank - một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vấn đề là họ sẽ phải làm như thế nào và nên bắt đầu từ đâu mà thôi.

Biểu đồ 3.1Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.

2.5 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng thương mại mại

2.5.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh một số ngân hàng trên thế giới

2.5.1.1 Kinh nghiệm Ngân hàng Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì không khí nặng nề bao trùm toàn ngành ngân hàng Trung Quốc, nhất là 10 ngân hàng thương mại lớn do lo lắng lĩnh vực ngân hàng - tài chính sắp phải mở cửa và họ phải cạnh tranh với các đối thủ

CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

CÁC ĐỐI THỦ TIỀM

SẢN PHẨM THAY THẾ NHÀCUNG

ỨNG KHÁCH HÀNG

Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc

Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế Quyền lực thương lượng Quyền lực thương lượng của nhà

sừng sỏ mạnh về tài chính, kinh nghiệm, trình độ quản lý...ngay trên địa bàn của mình. Hệ thống NHTM Trung Quốc tồn tại những yếu kém nổi bật như sau :

-Số vốn điều lệ nhỏ bé, tỷ lệ an toàn vốn thấp. Cuối năm 2004, chỉ có 7 NHTM đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%.

- Đến hết tháng 9/2002, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là 18.7%, nhưng ở 4 NHTM nhà nước tỷ lệ này là 21.4%, trong khi đó tỷ lệ này ở các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài chỉ là 2.7%.

- Trình độ quản lý yếu kém, nhiều NHTM thua lỗ.

- Cơ cấu tổ chức nặng nề, sự can thiệp của Nhà nước vào cơ cấu tổ chức, công tác tổ chức của các ngân hàng rất lớn.

Sau 5 năm cải cách, ngành ngân hàng Trung Quốc đã có thể tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình khi mở cửa toàn diện cho ngân hàng nước ngoài vào đầu tư kể từ 11/12/2006. Tổng kết quá trình cải cách 5 năm qua, ngành ngân hàng Trung Quốc đã thực hiện các giải pháp sau để nâng cao năng lực hoạt động của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế:

Kiên quyết xử lý và thanh toán các nợ xấu tồn đọng

Tháng 8/1998 tỷ lệ nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh của Trung Quốc chiếm 25.5% tổng dư nợ cho vay của 4 NHTM này, đến hết năm 2004 là khoảng 13-14%. Giải pháp cơ bản để xử lý nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh đều giao cho 4 công ty này khai thác xử lý và thanh toán tài khoản xấu tới 1.400 tỷ Nhân dân tệ (NDT) tồn đọng trong các ngân hàng quốc doanh. Tiếp đến là tiến hành bán đấu giá nợ xấu cho các ngân hàng nước ngoài.

Việc thanh toán và xử lý tài khoản xấu tồn đọng này đã đạt kết quả khả quan. Trong một thập kỷ qua, 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc đã nhận hàng tỷ USD tiền hỗ trợ từ Chính phủ để cân đối tình hình tài chính.

Thu hút các đối tác chiến lược vào Trung Quốc

Chính phủ yêu cầu các NHTM quốc doanh tự hoạch định kế hoạch tăng vốn điều lệ để đạt tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Hiệp nghị Basel là 8%. Các ngân hàng phải thông qua các khâu công tác như tính toán tỷ lệ vốn theo quy định, thực hiện kiểm tra, giám sát và công khai thông tin để đưa rủi ro thị trường vào khung giám sát và quản lý vốn. Với những quy định rõ ràng và minh bạch hơn, các ngân

tiến hành hợp tác đầu tư. Đến nay các NHTM lớn khác của Trung Quốc như Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công Thương đều thu hút được đầu tư từ các ngân hàng lớn của nước ngoài tiến hành kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhất là phát hành thẻ tín dụng, dịch vụ tài chính cá nhân....

Các giải pháp khác

Trung Quốc tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu NHTM trên thị trường chứng khoán. Đồng thời Ngân hàng nhà nước phát động phong trào xây dựng văn hóa kinh doanh trong ngân hàng kết hợp với tăng lương hợp lý cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ cao ( Ngô Hiểu Ba, 2010).

2.5.1.2 Kinh nghiệm của hệ thống Ngân hàng Nhật Bản

Theo Bert Sholtens (2000) hệ thống ngân hàng của Nhật Bản, một cường quốc hàng đầu với nhiều ngân hàng lớn vào bậc nhất trên thế giới, cũng gặp phải những vấn đề nhất định như nợ khó đòi, tính trì trệ của toàn hệ thống. Công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản vì thế sẽ là bài học quan trọng cho nhiều quốc gia trong chiến lược phát triển dài hạn.

Vào cuối năm 1996, Chính phủ Nhật Bản công bố một kế hoạch cải tổ sâu rộng ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung nhằm xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)