6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2.2. Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller
Trái với quan điểm truyền thống, Modiligani và Miller đã tìm hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay mượn. Để chứng minh một lý thuyết khả thi, năm 1958, Modiligani và Miller đã đưa ra một số những giả định rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính, đó là giả định thị trường vốn là hoàn hảo. Như vậy sẽ không có các chi phí giao dịch, các doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh tương đương nhau, các chủ thể có thể vay nợ với cùng một mức lãi suất và các nhà đầu tư có kỳ vọng như nhau về lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Modiligani và Miller tranh luận rằng, trong thị trường hoàn hảo, các doanh nghiệp kinh doanh giống nhau và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn, bởi vì giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn. Hay nói cách khác, những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời kỳ vọng giống nhau, giá trị giống nhau thì WACC cũng giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Theo đó, cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị của vốn chủ sở hữu bởi vì (i) các cổ đông có thể tự mình sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc (ii) các cổ đông có thể tự tháo bỏ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đã thực hiện.
Năm 1963, Modiligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong môi trường có thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp vay nợ thì lãi vay tạo ra khoản tiết kiệm thuế và dẫn đến gia tăng lợi nhuận sau thuế. Theo đó, lý thuyết M&M được phát triển với mệnh đề 2 liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Theo M&M, với thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp tăng lên khi sử dụng nợ nhờ vào khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay, cụ thể là giá trị của doanh nghiệp có nợ lớn hơn giá trị của doanh nghiệp không nợ đúng bằng giá trị hiện tại của khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay (hình 1.2). Chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển cho các nhà đầu tư theo phương trình (Trần Ngọc Thơ và các tác giả, 2007):
Giá trị của doanh
nghiệp sử dụng nợ = Giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ + Lợi ích từ việc sử dụng nợ (tấm chắn thuế)
Hình 1.2: Giá trị doanh nghiệp theo M&M khi có thuế
Nguồn: Trần Ngọc Thơ và các tác giả (2007)
Tổng giá trị nợ
Giá trị doanhnghiệp
Giá trị doanh
nghiệp khi cónợ
Giá trị doanh nghiệp không có nợ Hiện giá
của lá chắn thuế
Như vậy, theo mô hình M&M có thuế, cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay.