6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
5.2.2. Ứng dụng các mô hình xây dựng cấu trúc vốn trên thế giới để hoạch định cấu
cấu trúc vốn cho ngân hàng
Ở các nước phát triển trên thế giới, các nhà quản trị luôn có một cái nhìn đúng đắn về việc hoạch định cấu trúc vốn cho ngân hàng, do vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đáp ứng việc lập mô hình xây dựng cấu trúc vốn cho các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các mô hình nghiên cứu về cấu trúc vốn còn rất hạn chế. Điều này gợi ý cho các nhà quản trị tài chính ngân hàng tập trung phân tích đánh giá các mô hình xây dựng cấu trúc vốn trên thế giới làm rõ sự khác biệt giữa môi trường kinh tế Việt Nam so với thế giới để đưa vào áp dụng cho Việt Nam.
Xuất phát từ gợi ý trên, các ngân hàng cần xây dựng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là cấu trúc vốn, có thể là sự kết hợp giữa nợ với vốn chủ sở hữu, hoặc là sự kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn với nguồn vốn dài hạn; các biến độc lập được xác định tùy vào tình hình thực tế của từng ngân hàng trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Một số mô hình xây dựng cấu trúc vốn tối ưu:
Mô hình xác định cấu trúc vốn tối ưu của Gropp, R. and Heider, F. (2009). Trong mô hình này, Gropp và Florian đã sử dụng tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (market-to-book ratios), lợi nhuận, quy mô, tài sản bảo đảm, chi trả cổ tức và
rủi ro của ngân hàng như là các yếu tố đầu vào để xác định mức đòn bẩy tối ưu, từ đó xác định cấu trúc vốn mục tiêu cho công ty.
Mô hình cấu trúc vốn của Allen, Nilapornkul và Powell (2013) cho các ngân hàng của Thái Lan. Mô hình này sử dụng các yếu tố đầu vào là quy mô, cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, GDP và các yếu tố thị trường. Trong đó, các yếu tố thị trường được đo lường bằng khoảng cách giữa giá trị kỳ vọng tài sản công ty đến tổn thất tại thời điểm vỡ nợ (Distance to default) và rủi ro tổn thất được đo lường bằng VAR (Value at risk). Đây là các chỉ số đo lường được khuyến khích bởi Basel II và Basel III.
Dựa vào mô hình đã được xác định, các ngân hàng có thể chủ động hoạch định cấu trúc vốn cho tương lai, bằng cách thay thế những kết hợp khác nhau về giá trị mục tiêu của các biến độc lập để xác định cấu trúc vốn dự kiến và từ đây, nhà quản trị tài chính tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động để đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng về cấu trúc vốn, làm cơ sở thiết lập các biện pháp thực hiện, định hướng công tác tổ chức huy động vốn cho kế hoạch.
Trong việc áp dụng các mô hình để xây dựng cấu trúc vốn tối ưu, các nhà quản trị ngân hàng nên sử dụng các phần mềm thống kê như Statas, SPSS hay Stata để có thể đơn giản hóa quá trình tính toán cũng như làm cho việc lập mô hình cấu trúc vốn tối ưu trở nên dễ dàng hơn.