Phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

và thấp hơn mức chuẩn của CAMEL đưa ra. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng sử dụng đòn bẩy quá lớn so với mức chuẩn quy định, điều này có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh khoản cũng như gia tăng rủi ro tài chính trong hoat động ngân hàng.

Hình 2.4: Đòn bẩy tài chính trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các NHTM

2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Nam

Tình hình hoạt động của các NHTM không những thể hiện qua khả năng sinh lợi mà còn thể hiện ở mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng, bao gồm rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Đây là những phân tích cơ bản trên thông tin kế toán nhằm đánh giá tình hình hoạt động cũng như những rủi ro mà các ngân hàng đang phải đối diện. Do vậy, tác giả đi vào phân tích tình hình hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 qua các khía cạnh: chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và tính thanh khoản. 0.84 0.85 0.85 0.86 0.86 0.87 0.87 0.88 0.88 0.89 0.89 7.50 8.00 8.50 9.00 9.50 10.00 10.50 2009 2010 2011 2012 2013 2014 lần lần DTE DTA

Thứ nhất, phân tích chất lượng tài sản

Trong tổng tài sản của NHTM, hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng khá lớn. Do vậy, để tìm hiểu chất lượng tài sản của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014, luận văn đi vào phân tích chất lượng tín dụng của các ngân hàng.

Số liệu thống kê ở hình 2.5 cho thấy tỷ lệ nợ xấu đang có chiều hướng tăng đều qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Do vậy mà tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể và đỉnh điểm là năm 2012, tình hình nợ xấu ngày càng tăng và khó thu hồi. Từ năm 2013, với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng được thay thế bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC.

Hình 2.5: Chất lượng tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các NHTM

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trung bình của các ngân hàng trong năm 2013 giảm so với năm 2012 nhưng tỷ lệ dự phòng trên tổng dư nợ cho vay lại tăng lên đột biến. Nhìn lại sự thay đổi của chính sách kế toán về dự phòng rủi ro cho vay trong thời gian qua, ta sẽ thấy rõ điều đó: Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông

- 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 2009 2010 2011 2012 2013 2014 %

tư 09/2014/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành lần lượt ra đời. Điều này đã làm cho các ngân hàng thận trọng hơn trong việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay để tránh áp lực dự phòng trong năm tới, khi mà Thông tư 02 và Thông tư 09 có hiệu lực thi hành.

Ngoài sự gia tăng chi phí dự phòng, thì rủi ro mất vốn cũng rất cao và trở thành vấn đề nan giải không chỉ từng ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn ngành và sự phát triển của nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng này nhưng quan trọng nhất chính là sự chủ quan phát triển tín dụng không cân đối và thận trọng từ các ngân hàng. Nhất là rà soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho vay chưa được thực hiện tốt. Tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với chất lượng tài sản của các ngân hàng đang có chiều hướng kém dần. Điều này trực tiếp hay gián tiếp làm gia tăng nhiều rủi ro đối với ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng đề cập trên và cả rủi ro thanh khoản.

Thứ hai, khả năng thanh khoản của các ngân hàng

Để đánh giá khả năng thanh khoản của các ngân hàng, tác giả dựa vào các chỉ tiêu được quy định trong Thông tư số 36/2014/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: Tỷ lệ thanh khoản của tài sản, Hệ số đảm bảo tiền gửi, Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi. Do giới hạn trong việc thu thập dữ liệu cũng như báo cáo tài chính chưa thể cung cấp được chi tiết tài sản có khả năng thanh toán cao nên tác giả giả định tài sản thanh khoản của các ngân hàng bao gồm các mục sau: (1) Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; (2) Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; (3) Tiền gửi và cho vay các TCTD khác; (4) Chứng khoán kinh doanh.

Dựa trên cơ sở tính toán từng ngân hàng riêng lẻ, tác giả đã tổng hợp thành các chỉ số trung bình để người đọc có cái nhìn tổng thể qua các năm. Hình 2.6 cho thấy tỷ lệ thanh khoản tài sản của các ngân hàng có xu hướng giảm dần trong những năm vừa qua. Chất lượng tài sản kém cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu

gia tăng làm tính thanh khoản của ngân hàng giảm. Ngoài ra, hoạt động gửi tiền và nhận tiền gửi qua lại giữa các tổ chức tín dụng cũng góp phần tạo ra các tỷ lệ khả năng thanh toán ảo do tỷ trọng tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng cao nhưng số tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác cũng rơi vào tình trạng quá hạn nhiều.

Hình 2.6: Hệ số thanh khoản của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các NHTM

Hệ số đảm bảo tiền gửi bình quân qua các năm từ 32% - 54%, riêng năm 2011 thì hệ số này tăng vọt lên 62% với nguyên nhân chủ yếu là số dư tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác tăng rất mạnh. Một vấn đề khác tác giả muốn đề cập chính là mối tương quan giữa tài sản có và tài sản nợ của liên ngân hàng đều cao, rõ ràng ẩn chứa rủi ro số dư ảo trong mối quan hệ gửi và nhận tiền gửi qua lại giữa các ngân hàng nhằm tạo hệ số thanh khoản cao theo quy định.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động được đề cập đến trong Thông tư 36 với mức là không vượt quá 80%. Tuy nhiên, yêu cầu tỷ lệ này gặp phải nhiều tranh cãi từ các NHTM. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỷ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến trong đó tỷ lệ phổ biến nhất chính là tỷ lệ cho vay và tiền gửi (loan to deposit ratio – LDR). Khoản cho vay được xem là tài sản kém tính thanh khoản nhất, chính vì vậy khi tỷ lệ này gia tăng sẽ làm giảm

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2009 2010 2011 2012 2013 2014

tính thanh khoản của ngân hàng.

Vấn đề thanh khoản không chỉ ở mức cảnh báo mà đã thực sự diễn ra sự mất thanh khoản ở một số ngân hàng nhỏ, một số ngân hàng khác cũng gặp phải khó khăn do hiệu ứng dây chuyền. Hiện nay, quyền lợi của khách hàng chưa bị tổn thất là nhờ việc NHNN hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng quá yếu kém. Về lâu dài, giải pháp này không thể áp dụng được vì nó ảnh hưởng lớn đến các yếu tố vĩ mô khác và chưa kể việc chi bao nhiêu cũng là một yếu tố cần phải xem xét một cách thận trọng.

Thứ ba, khả năng sinh lời của các ngân hàng

Mức sinh lời của các ngân hàng đang có xu hướng giảm mạnh trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do xu hướng gia tăng chi phí dự phòng và do nợ xấu gia tăng nên ngân hàng không thể thu được tiền lãi. Nguồn thu chính của ngân hàng vẫn là từ lãi, khi nợ xấu gia tăng kèm theo sự kiểm soát tăng trưởng tín dụng thì doanh thu từ các mục này giảm.

Hình 2.7: Hệ số ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các NHTM

Sự sụt giảm khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu thể hiện rõ nhất là từ 15,42% trong năm 2010 xuống còn 6,36% trong năm 2014 (hình 2.7). Rõ ràng xu hướng này khá

15.26% 15.42% 14.32% 8.94% 6.54% 6.36% 1.82% 1.61% 1.47% 0.96% 0.66% 0.63% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 ROE (%) ROA (%)

đồng nhất với xu hướng của chất lượng tài sản, đặc biệt là chất lượng đang đi xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó. Từ đây, các nhà quản trị ngân hàng cũng như Ngân hàng Nhà nước cũng tỏ ra quan ngại về tình hình hoạt động của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nước. Một trong những nguồn thu khác là từ việc đầu tư có thể ngắn hoặc dài hạn, nhưng thị trường trong những năm gần đây không còn sôi động và cũng không mang lại nguồn thu bổ sung. Đối với đầu tư dài hạn khác hoặc góp vốn, mua cổ phần cũng kém hiệu quả do hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với những khó khăn.

Trong những năm gần đây, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của các ngân hàng cũng tăng lên, trong khi đó lợi nhuận tương ứng với quy mô này không được đảm bảo. Để thấy được điều đó, ta đi vào phân tích tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên. Cơ cấu tỷ lệ thu nhập của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 được thể hiện ở hình 2.8.

Hình 2.8: Cơ cấu thu nhập của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các NHTM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng có xu hướng tăng từ năm 2009 đến 2011, nhưng sau đó lại giảm dần. Năm 2009, tỷ lệ thu nhập lãi cân biên (NIM) trung bình của 26 NHTMCP Việt Nam là 3,82%, NIM trung bình của 2010 là 3,57%, NIM

0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 5.00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 NIM NNIM

trung bình của 2011 đạt mức cao nhất trong giai đoạn này với 4,43%, NIM trung bình của 2013 và 2014 lần lượt là 3,40% và 3,15%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của các tài sản có đang có xu hướng giảm dần. Đây được xem là dấu hiệu không tốt trong công tác quản trị tài sản Nợ - tài sản Có của ngân hàng. NIM có xu hướng giảm cho thấy lợi nhuận của các ngân hàng đang bị co hẹp.

Trong khi đó, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên lại có biến động ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Hình 2.8 cho thấy, NNIM có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. NNIM bắt đầu tăng trở lại từ năm 2011 đến 2014, đây là giai đoạn nền kinh tế đang dẫn phục hồi và hoạt động ổn định. Rõ ràng, NNIM của các NHTMCP Việt Nam còn quá thấp so với nguồn lực hiện có. Khi nền kinh tế hội nhập, các ngân hàng nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chiếm ưu thế hơn trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, thị phần dịch vụ của các ngân hàng này ngày càng lớn mạnh tại thị trường Việt Nam. Do vậy, các NHTMCP Việt Nam cần chú trọng phát triển vào mảng dịch vụ ngân hàng nhằm tăng thu nhập cũng như giảm thiểu rủi ro.

Tóm lại, tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014 bộc lộ những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, Quy mô vốn chủ sở hữu còn hạn chế, kết cấu nguồn vốn nghiêng mạnh về nợ là một trong những nguyên nhân làm giảm mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, Chất lượng tài sản chưa được đảm bảo, nợ xấu không những chiếm tỷ lệ cao mà còn có xu hướng gia tăng đáng kể. Chính điều này làm gia tăng khả năng rủi ro tín dụng hàng năm của các ngân hàng.

Thứ ba, Mặc dù có những chuyển biến tích cực trong tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao, tính thanh khoản cũng bị ảnh hưởng bởi chất lượng tài sản kém và ẩn chứa rủi ro số dư ảo trong mối quan hệ gửi và nhận tiền gửi qua lại giữa các ngân hàng nhằm tạo hệ số thanh khoản cao theo quy định.

Thứ tư, Khả năng sinh lợi bị suy giảm và ở mức khá thấp, ảnh hưởng đến sự mở rộng phát triển từ lợi nhuận. Ngoài nguyên nhân từ chi phí lập dự phòng làm giảm lợi nhuận thì sự sụt giảm thu nhập cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Hơn nữa, nguồn thu từ các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần cũng hạn chế do hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu với những khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2, luận văn đã lần lượt đi tìm hiểu quá trình phát triển; phân tích cấu trúc vốn và tình hình hoạt động các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014 qua các khía cạnh chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi. Kết quả phân tích cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu còn hạn chế, tỷ trọng nợ cao trong cấu trúc vốn là một trong những nguyên nhân làm giảm mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong khi đó, khả năng sinh lợi bị suy giảm và ở mức khá thấp thể hiện qua các chỉ số ROE, ROA và NIM. Với kết quả phân tích cơ bản trên đây, luận văn sẽ tiến hành đi sâu nghiên cứu định lượng để nhận định rõ hơn về mức độ và chiều hướng tác động thực sự của cấu trúc vốn và các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ở chương 1 cũng như phân tích ban đầu về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở chương 2, luận văn sẽ đưa ra thiết kế nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014. Trong chương 3, luận văn sẽ xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó đề xuất nguồn dữ liệu và phương pháp nghiên cứu để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.

3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn đã cho thấy có một mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động và cấu trúc vốn của các ngân hàng. Ngoài ra, theo các nghiên cứu trước đây, các biến kiểm soát khác ngoài cấu trúc vốn như chất lượng tài sản, cấu trúc thu nhập, quy mô, mức độ tập trung của thị trường, các yếu tố vĩ mô cũng có tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Trên cơ sở tiếp thu các nghiên cứu thực nghiệm ở chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)