Cấu trúc vốn của ngân hàng (DTE)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59 - 60)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Cấu trúc vốn của ngân hàng (DTE)

Các bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây vừa cho thấy mối quan hệ ngược chiều vừa cho thấy mối quan hệ cùng chiều của chính sách nợ với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau vào các giai đoạn khác nhau.

Theo lý thuyết M&M, lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn và lý thuyết chi phí đại diện v.v.., tại một mức nợ vay được xác định trước của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của ngân hàng có tương quan thuận với tỷ lệ nợ và làm giảm chi phí đại diện. Khi tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng tối ưu, hiệu quả hoạt động có tương quan âm với tỷ lệ nợ vì lợi ích thu được từ mức vay nợ tăng thêm nhỏ hơn mức gia tăng của chi phí đại diện. Theo lý thuyết chi phí phá sản và lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, khi gia tăng mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc vốn, ngân hàng tận dụng được lợi ích của lá chắn thuế từ lãi vay. Tuy nhiên, khi nguồn vốn của ngân hàng được tài trợ quá nhiều bằng nợ sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của của lá chắn thuế từ nợ vay, lúc này hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ bị giảm xuống.

Kết quả phân tích cấu trúc vốn và tình hình hoạt động của các NHTMCP Việt Nam ở chương 2 cho thấy, việc sử dụng nợ cao trong cấu trúc vốn là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. Do vậy, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DTE) được kỳ vọng là có mối tương quan âm đối với hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)