Nghiên cứu của Al-Kayed, L T và cộng sự (2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 40)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4.1.4. Nghiên cứu của Al-Kayed, L T và cộng sự (2014)

Lama Tarek Al-Keyed và công sự đã thực hiện một nghiên cứu kiểm tra tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả của 85 ngân hàng Hồi giáo từ 19 quốc gia trong giai đoạn 2003 – 2008. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) nhằm kiểm soát quan hệ nhân quả trong mô hình. Trong nghiên cứu này, tác giả phát triển và kiểm định những lập luận của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (trade off theory), từ đó định hướng cho các nhà quản lý tài chính trong việc hoạch định cấu trúc vốn của ngân hàng. Mô hình như sau: Iijt= α0+ αiBijt +βjXjt+γMjt+ λRjt+ θLMjt+ δdTt+ εijt

Trong đó, Iijtlà hiệu quả hoạt động của các ngân hàng được đo lường bằng ROE, ROA và NIM của ngân hàng; Bijtlà các đặc điểm của ngân hàng bao gồm tỷ lệ vốn chủ

sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ tài sản không sinh lời trên tổng tài sản, chi phí hoạt động trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản; Xjt

là biến vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát; Mjt là chỉ số về cấu trúc tài chính được đo lường bằng tỷ lệ tổng vốn hóa thị trường trên GDP; Rjtlà các chỉ số về thuế bao gồm thuế suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; LMjt là các chỉ số cấu trúc thị trường được đo lường bằng chỉ số tập trung thị trường tiền gửi, tốc độ tăng trưởng của thị trường tiền gửi; dTt là biến giả thời gian.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động của 85 ngân hàng hồi giáo trong mẫu nghiên cứu. Điều này chỉ ra rằng tỷ lệ an toàn vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả này đã định hướng cho các nhà quản lý trong việc tăng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc gia tăng chi phí hoạt động trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Trong khi đó, các yếu tố vĩ mô, cấu trúc tài chính, cấu trúc thị trường chưa cho thấy tác động đáng kể của chúng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)