6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Mức độ sử dụng nợ có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động
Bên cạnh những tác động tích cực, việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn có những tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn, mức độ sử dụng nợ tăng lên trên một mức nhất định (ngưỡng tối ưu) sẽ làm cho rủi ro tài chính tăng cao, chi phí sử dụng vốn theo đó cũng tăng lên làm giảm giá trị của doanh nghiệp. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn lại một lần nữa nhấn mạnh tác động tiêu cực này khi mà hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính vượt lên trên hiện giá của lá chắn thuế từ nợ vay.
Quan điểm về chi phí phá sản cũng cho thấy các doanh nghiệp vay nợ quá nhiều có thể không trả được nợ và rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Warner (1977); Barclay và Smith (2005) tán thành quan điểm này, ông cho rằng việc sử dụng ít nợ trong cấu trúc vốn sẽ giảm tình trạng kiệt quệ tài chính, do đó chi phí phá sản có thể giảm đáng kể.
Mặc khác, theo lý thuyết chi phí đại diện giữa cổ đông và chủ nợ, khi doanh nghiệp có chi phí đại diện cao do xung đột lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ, việc sử dụng một tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc vốn có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn, do chủ nợ sẽ tăng chi phí nợ để bù đắp rủi ro mà họ phải đối mặt (Gasti và Akoto, 2007).
Rõ ràng, các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đều sử dụng nợ nhằm bổ sung vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn có tính hai mặt: (i) sử dụng đúng và hiệu quả thì nó có tác dụng tích cực cho ngân hàng như: tấm lá chắn thuế, tăng tỷ suất sinh lời cho chủ sở hữu và đa dạng hóa được danh mục đầu tư; (ii) sử dụng không thích hợp kém hiệu quả thì đòn bẩy tài chính có tác dụng ngược như: làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và làm tăng nguy cơ phá sản cho ngân hàng.
Tóm lại, một ngân hàng có quyết định cấu trúc vốn không phù hợp sẽ dễ dàng dẫn đến tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động. Ngược lại, quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp và thiết lập được các biện pháp hữu hiệu trong
việc kiểm soát chi phí kiệt quệ tài chính sẽ giúp ngân hàng tận dụng được những tác động tích cực của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn, và cuối cùng đạt được mục tiêu tăng giá trị ngân hàng.