Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 90 - 91)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

5.2.4. Các kiến nghị khác

Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng

Trước hết, cần cắt giảm tỷ lệ nợ xấu đang tồn đọng trong các ngân hàng bằng cách chủ động đánh giá chính xác thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn tại chính ngân hàng mình. Công tác này giúp các ngân hàng có cái nhìn đúng và có giải pháp cụ thể đối với từng loại dư nợ, loại nào có thể tiếp tục hỗ trợ và có khả năng trả nợ từ hoạt động kinh doanh của khách hàng, loại nợ nào hoàn toàn không có khả năng thu hồi thì tiến hành phát mãi tài sản, hoặc có kế hoạch bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Tiếp đó, các ngân hàng cần đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, mục tiêu và khả năng kiểm soát của mỗi ngân hàng; quản lý tốt cơ cấu tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tập trung vào những ngành rủi ro cao. Cuối cùng, các ngân hàng cần xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chung để đánh giá, xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro nhằm đo lường và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các phương pháp tiêu chuẩn (SA), phương pháp xếp hạng nội bộ - cơ bản (FIRB), phương pháp xếp hạng nội bộ - nâng cao (AIRB) theo Basel II là một trong những gợi ý cho các ngân hàng trong vấn đề.

Thứ hai, thay đổi cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu nhập ngoài lãi

Việc thay đổi cơ cấu thu nhập nên được thực hiện theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập lãi trong tổng thu nhập, tăng thu nhập từ dịch vụ. Muốn làm được điều này thì NHTM phải đa dạng hóa dịch vụ kinh doanh nhằm phân tán rủi ro nhưng cũng là tạo tiền đề cho sự cạnh tranh đảm bảo sức sinh lời của ngân hàng. Đồng thời, các ngân hàng

cần hiện đại hóa hệ thống core-banking, triển khai nhiều chương trình quảng bá về sản phẩm, cần nghiên cứu một số dòng sản phẩm đặc thù có khả năng phát triển mạnh từ đó có chiến lược quảng cáo, tiếp thị. Sau khi gia nhập thị trường Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài như Citi Bank, HSBC, ANZ, Standard Chartered, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Deutsche bank…với danh tiếng về chất lượng dịch vụ và mức độ an toàn cao, họ đã và đang gia tăng thị phần nhất là đối với những doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp lớn và thậm chí là khách hàng cá nhân. Các NHTMCP Việt Nam đang có lợi thế về mạng lưới cần phải đa dạng, phức hợp từng dịch vụ, sản phẩm để có thể cạnh tranh, đứng vững và tiếp tục hoạt động. Quan trọng hơn hết là giữ mối quan hệ tốt với khách hàng và có hoạt động an toàn, hiệu quả để gia tăng lòng tin cho mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)