Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.5. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Nghiên cứu của Myers (1977) về vấn đề phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính cùng với nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) về chi phí đại diện đã góp phần tạo nền tảng cho sự ra đời của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn.

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn nhìn vào cách các doanh nghiệp cân bằng ưu điểm và nhược điểm của các hình thức tài trợ khác nhau. Chẳng hạn, khi các quy định về thuế cho phép chi phí lãi là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp được lợi phần thuế thật ra phải trả nếu không đi vay nợ mà tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tức là, khi vay nợ, doanh nghiệp tận dụng được lợi ích của lá chắn thuế từ nợ vay, bản chất của vấn đề này là lãi suất mà doanh nghiệp trả cho nợ được miễn thuế (thuế được đánh sau lãi vay). Một cách đơn giản ta có thể hình dung là giá trị của doanh nghiệp khi vay nợ sẽ bằng giá trị của doanh nghiệp không vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế từ nợ.

Như vậy, tài trợ bằng nợ thay cho vốn chủ sở hữu làm tăng tổng lợi nhuận sau thuế cho nhà đầu tư và do đó làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ quá nhiều bằng nợ sẽ xuất hiện chi phí kiệt quệ tài chính và “một lúc nào đó” hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính sẽ làm triệt tiêu hiện giá của của lá chắn thuế từ nợ vay (hình 1.3). Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn ngụ ý rằng các công ty chỉ nên đi vay nợ đến điểm mà giá trị biên của lá chắn thuế bằng với chi phí biên dự kiến của kiệt quệ tài chính (Simon Kwan, 2009).

Hình 1.3: Lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn

Nguồn: Trần Ngọc Thơ và các tác giả (2007)

Tóm lại, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn là một lý thuyết khá quan trọng trong lĩnh vực kinh tế tài chính nói chung và lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nói riêng. Lý thuyết này đã lý giải nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp thường thích được tài trợ một phần bằng nợ vay, còn một phần thì bằng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của mình. Theo lý thuyết này, một sự tăng lên trong tỷ lệ nợ của một doanh nghiệp sẽ làm tăng chí phí phá sản, chi phí kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện và từ đó sẽ làm giảm giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn một cấu trúc vốn tối ưu sao cho tại điểm tối ưu đó, hiện giá của khoản tiết kiệm thuế do vay nợ thêm vừa đủ bù trừ cho gia tăng trong hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính.

Hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính

Giá trị doanh nghiệp theo lý thuyết đánh đổi

Mức độ sử dụng nợ tối ưu Tổng giá trị nợ Giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp khi có

nợ, theo M&M có thuế

Giá trị doanh nghiệp không có nợ Hiện giá của

lá chắn thuế từ lãi vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)