6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
4.3. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH
Bảng 4.5 cho thấy hệ số VIF bằng 1,49, nhỏ hơn 5 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Biến VIF 1/VIF
DTE 1,57 0,635497 PTL 1,33 0,754460 NNIM 1,19 0,839578 SIZE 2,37 0,422135 LISTED 1,44 0,692375 HHI 1,37 0,730450 INF 1,16 0,860188 Mean VIF 1,49
Nguồn: Tính toán từ chương trình Stata
Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng Wooldridge test
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1; H1: Mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ở bảng 4.6 cho thấy Prob > F nhỏ hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có hiện tượng tự tương quan trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi
Wooldridge test Modified Wald
F (1, 25) 4,256 Chi2(26) 745,91
Prob > F 0,0496 Prob>Chi2 0,0000
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định Modified Wald
Giả thuyết H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi; H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kiểm định ở bảng 4.6 chỉ ra rằng Prob>Chi2 nhỏ hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là mô hình xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.
Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan
Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, ta sử dụng hồi quy có trọng số hay hồi quy với sai số chuẩn mạnh bằng câu lệnh “robust” để điều chỉnh sai số chuẩn của các tham số.
Tiếp theo, luận văn sẽ tiến hành ước lượng mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP Việt Nam. Các mô hình hồi quy này đã khắc phục được các khuyết tật của mô hình bằng câu lệnh “robust”.