6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Dữ liệu bảng
Dữ liệu bảng là sự kết hợp các dữ liệu theo chuỗi thời gian và không gian. Mô hình hồi quy dựa trên các dữ liệu này là mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế bởi các ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, dữ liệu bảng cung cấp nhiều thông tin hơn, biến thiên hơn, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến số, nhiều bậc tự do cao hơn và hiệu quả hơn.
Thứ hai, bằng cách nghiên cứu các dữ liệu chéo một cách lặp đi lặp lại, dữ liệu bảng thực hiện tốt hơn các nghiên cứu về những thay đổi xảy ra liên tục như tỷ lệ thất nghiệp, di chuyển lao động.
Thứ ba, cho phép kiểm soát tính dị biệt (không đồng nhất) không quan sát được giữa các thực thể, ví dụ như khác biệt văn hóa giữa các quốc gia.
Thứ tư, phát hiện và đo lường tốt hơn những biến không quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian (chính sách quốc gia, thỏa thuận quốc tế).
Thứ năm, cho phép nghiên cứu các mô hình phức tạp hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu theo chuỗi không gian thuần túy, ví dụ như tính kinh tế do quy mô hay thay đổi công nghệ.
3.4.2. Phương pháp hồi quy
Để đưa ra kết luận cho các giả thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam, trong mô hình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, kết hợp với các phương pháp kiểm định khác nhau. Mẫu nghiên cứu bao gồm nhiều ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2014, vì vậy, luận văn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng cân bằng.
Đối với mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu dạng bảng, tác giả sẽ tiến hành ước lượng mô hình các yếu tố tác động cố định (FEM) và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM) thay vì chọn phương pháp ước lượng Bình phương tối thiểu (OLS), bởi vì: FEM giúp xem xét “đặc điểm cá nhân” của từng công ty hay từng đơn vị theo không gian là để cho tung độ gốc thay đổi theo từng công ty nhưng vẫn giả định rằng các hệ số độ dốc là hằng số đối với các công ty. Phương pháp này giúp đo lường sự khác nhau giữa các đơn vị chéo nhưng không thay đổi theo thời gian. REM xem các phần dư của mỗi thực thể là một biến giải thích mới, có nghĩa là đặc
điểm riêng giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.
Tóm lại, FEM và REM sẽ không làm biến dạng bức tranh đích thực của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc giữa các ngân hàng hay nhầm lẫn trong việc bóp méo sự khác biệt giữa năm này qua năm khác trong thời gian mẫu nghiên cứu.
Đồng thời, luận văn cũng thực hiện một số kiểm định cơ bản để tăng tính tin cậy cho mô hình gồm: hiện tượng tự tương quan bằng Wooldridge test,hiện tượng đa cộng tuyến bằng thông qua nhân tử phóng đại phương sai (VIF), hiện tượng phương sai thay đổibằng kiểm định Modified Wald. Để khắc phục các khuyết tật của mô hình, mô hình
hồi quy có trọng số (robust) được sử dụng nhằm điều chỉnh các sai số chuẩn đáng tin cậy hơn, kết luận từ mô hình cũng chính xác hơn.
Để lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM và REM, luận văn sẽ thực hiện kiểm định Hausman và đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
Các phương pháp nghiên cứu trong thiết kế nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam được sử dụng thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt trong hình 3.2.
Hình 3.2: Tóm tắt quy trình nghiên cứu
Nguồn: Thiết kế nghiên cứu của tác giả
Thu thập dữ liệu nghiên cứu Thống kê mô tả các biến Xem xét mối tương quan giữa các
biến bằng ma trận tương quan Chạy mô hình hồi quy
REM FEM
Kiểm định các giả thuyết của mô hình: đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan Khắc phục các khuyết tật của mô hình bằng lệnh “robust”
Kiểm định lựa chọn mô hình bằng Hausman Test Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã đề cập đến thiết kế nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng, thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 26 NHTMCP trong giai đoạn 2009 – 2014.
Phân tích hồi quy được sử dụng đối với thiết kế nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, theo đó, biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động được đo lường bằng suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), biến độc lập là cấu trúc vốn của ngân hàng được đo lường bằng tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (DTE) và các biến kiểm soát bao gồm tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ cho vay (PTL) đại diện cho rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) đại diện cho cơ cấu thu nhập, quy mô của ngân hàng (SIZE), yếu tố niêm yết của các ngân hàng (LISTED) và các biến đại diện cho yếu tố thị trường như mức độ tập trung thị trường (HHI) và lạm phát (INF).
Mô hình hồi quy được ước lượng theo phương pháp FEM và REM kết hợp với kiểm định các giả thuyết của mô hình; cuối cùng luận văn sử dụng kiểm định Hausman để tìm mô hình phù hợp nhằm giải thích ảnh hưởng của cấu trúc vốn và các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Dựa trên thiết kế nghiên cứu đã đề cập ở chương 3, chương 4 sẽ phân tích kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nội dung chương này gồm có: thống kê mô tả các biến, ma trận đa cộng tuyến, kiểm định các khuyết tật của mô hình, kết quả hồi quy theo FEM và REM, Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Ngoài ra, luận văn còn thảo luận kết quả nghiên cứu để cho thấy giá trị thực tiễn của mô hình đối với thực trạng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay.
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ TỪNG BIẾN
Mẫu nghiên cứu được thu thập bao gồm 26 NHTMCP tại Việt Nam. Dữ liệu thu thập từ năm 2009 – 2014, tất cả bao gồm 156 mẫu quan sát dưới dạng dữ liệu bảng cân bằng. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu của các biến trong mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả hệ số ROA và DTE bình quân
Chỉ tiêu ROA DTE
Giá trị trung bình 0,01159 9,62708
Giá trị lớn nhất 0,05566 32,21227
Giá trị nhỏ nhất 0,00010 0,72543
Độ lệch chuẩn 0,00806 4,65064
Số quan sát 156 156
Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính
Thống kê mô tả hệ số DTE bình quân ở bảng 4.1 cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các NHTM rất lớn thể hiện qua giá trị trung bình của hệ số DTE là 9,62708. Tuy nhiên, khoảng biến thiên của hệ số DTE khá lớn, vẫn có ngân hàng có đòn bẩy tài chính thấp (DTE=0,72543). Nếu sử dụng nợ có hiệu quả, đòn bẩy tài chính tạo ra nhiều
cơ hội gia tăng lợi nhuận ngân hàng nhờ lợi ích từ lá chắn thuế, nhưng đó sẽ là thách thức đối với sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng.
Thống kê mô tả của suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cho thấy ROA bình quân của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 đạt 0,01159 hay 1,159%. Khoảng biến thiên của các hệ số này khá lớn thể hiện qua mức độ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. Nhìn chung không có ngân hàng nào bị lỗ trong giai đoạn vừa qua nhưng vẫn có những ngân hàng không đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi, lợi nhuận trung bình của các ngân hàng rất thấp.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các đặc trưng của các ngân hàng
Chỉ tiêu SIZE PTL NNIM LISTED
Giá trị trung bình 14,34471 0,01352 0,00697 0,29487 Giá trị lớn nhất 16,77219 0,03459 0,05071 1,00000 Giá trị nhỏ nhất 11,99146 0,00432 -0,01081 0,00000
Độ lệch chuẩn 1,07877 0,00541 0,00687 0,45745
Số quan sát 156 156 156 156
Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính
Quy mô giữa các ngân hàng không đồng đều, thể hiện qua giá trị lớn nhất (16,77219), giá trị nhỏ nhất (11,99146) và độ lệch chuẩn (1,07877). Chất lượng tín dụng thể hiện qua tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ, tỷ lệ này có giá trị trung bình là 1,35%, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất đạt lần lượt là 3,46% và 0,43%. Chất lượng tín dụng là một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay đối với các NHTM khi mà nợ xấu ở mức cao do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 như được trình bày ở chương 2.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của các ngân hàng đạt trung bình 0,7% mỗi năm. Con số này cho thấy, các NHTMCP Việt Nam vẫn chưa khai thác được tiềm năng ở thị phần dịch vụ. Đa số nguồn thu nhập hiện nay của NHTM Việt Nam là từ hoạt động tín dụng, một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, mảng dịch vụ ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng. Trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng gay gắt, việc đa dạng và phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Yếu tố niêm yết được xem xét trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có 9 NHTMCP được niêm yết trong số gần 40 ngân hàng. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển và các ngân hàng còn quan ngại trong việc công bố thông tin khi phải niêm yết.
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các yếu tố thị trường
Chỉ tiêu HHI INF
Giá trị trung bình 0,09433 9,37000 Giá trị lớn nhất 0,10437 18,13000 Giá trị nhỏ nhất 0,08841 4,09000
Độ lệch chuẩn 0,00550 4,60650
Số quan sát 156 156
Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính
Bảng 4.3 là thống kê mô tả các yếu tố thị trường bao gồm chỉ số HHI thể hiện mức độ cạnh tranh của các ngân hàng và chỉ số lạm phát của nền kinh tế. Đây là các yếu tố được dự kiến là có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014.
Diễn biến của lạm phát trong giai đoạn 2009 – 2014 khá phức tạp. Chỉ số lạm phát có giá trị cao nhất là 18,13% vào năm 2011 và giá trị thấp nhất là 4,09% vào năm 2014. Chỉ số tập trung thị trường tiền gửi cho thấy mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng khá cao khi mà có quá nhiều ngân hàng gia nhập vào ngành. Quá trình hợp nhất và sáp nhập diễn ra trong giai đoạn này là xu thế phát triển mang tính tất yếu khách quan. Hoạt động ngân hàng đang ngày càng tự do hơn, môi trường kinh doanh ngân hàng mang tính cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp, đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập tài chính quốc tế.
4.2. PHÂN TÍCH MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN
Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ở bảng 4.4 cho thấy rằng không có hiện tượng tương quan trầm trọng giữa các cặp biến độc lập. Quả thực, tất cả các hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến độc lập dao động từ 0,0000 đến 0,5887 (Giá trị tương quan lớn nhất là giữa 2 biến SIZE và DTE: rSIZE và DTE = 0,5887). Điều này chứng minh rằng giá trị phân biệt đã đạt được.
Đối với biến phụ thuộc, ta nhận thấy các biến DTE (-0,3829), PTL (-0,2890), NNIM (0,3968), SIZE (-0,0471), LISTED (-0,0440), HHI (0,5172) và INF (0,2632) có mức tương quan vừa phải với biến Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các biến
ROA DTE PTL NNIM SIZE LISTED HHI INF
ROA 1,0000 DTE -0,3829 1,0000 PTL -0,2890 0,1992 1,0000 NNIM 0,3968 0,0262 0,0000 1,0000 SIZE -0,0471 0,5887 0,3409 0,0616 1,0000 LISTED -0,0440 0,2687 -0,0890 0,0337 0,5323 1,0000 HHI 0,5172 0,0016 -0,3564 0,3054 -0,1369 -0,0712 1,0000 INF 0,2632 0,0366 -0,1263 -0,1437 0,1408 -0,0060 0,1714 1,0000
Nguồn: Tính toán từ chương trình Stata
Như vậy, các biến tồn tại trong mô hình là tương đối phù hợp, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng và chúng đều có thể được chấp nhận. Tác giả cũng sẽ tiến hành kiểm định đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF để xác định liệu có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không và khắc phục (nếu có) nhằm bảo đảm tính tin cậy của mô hình.
4.3. KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng VIF Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng VIF
Bảng 4.5 cho thấy hệ số VIF bằng 1,49, nhỏ hơn 5 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Biến VIF 1/VIF
DTE 1,57 0,635497 PTL 1,33 0,754460 NNIM 1,19 0,839578 SIZE 2,37 0,422135 LISTED 1,44 0,692375 HHI 1,37 0,730450 INF 1,16 0,860188 Mean VIF 1,49
Nguồn: Tính toán từ chương trình Stata
Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng Wooldridge test
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 1; H1: Mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1. Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan ở bảng 4.6 cho thấy Prob > F nhỏ hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có hiện tượng tự tương quan trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi
Wooldridge test Modified Wald
F (1, 25) 4,256 Chi2(26) 745,91
Prob > F 0,0496 Prob>Chi2 0,0000
Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi bằng kiểm định Modified Wald
Giả thuyết H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi; H1: Mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả kiểm định ở bảng 4.6 chỉ ra rằng Prob>Chi2 nhỏ hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là mô hình xuất hiện hiện tượng phương sai thay đổi.
Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan
Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan, ta sử dụng hồi quy có trọng số hay hồi quy với sai số chuẩn mạnh bằng câu lệnh “robust” để điều chỉnh sai số chuẩn của các tham số.
Tiếp theo, luận văn sẽ tiến hành ước lượng mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTMCP Việt Nam. Các mô hình hồi quy này đã khắc phục được các khuyết tật của mô hình bằng câu lệnh “robust”.
4.4. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY
Để ước lượng mô hình nghiên cứu này, luận văn sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng theo 2 phương pháp: Tác động cố định (FEM) và Tác động ngẫu nhiên (REM). FEM sẽ không làm biến dạng bức tranh đích thực của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc giữa các ngân hàng hay nhầm lẫn trong việc bóp méo sự khác biệt giữa năm này qua năm khác trong thời gian mẫu nghiên cứu. Chính vì vậy, đối với mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu dạng bảng, để đánh giá và đo lường được các tác động chéo của các khác biệt về thời gian và ngân hàng, tác giả tiến hành phân tích mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM), sau đó sử dụng kiểm định Hausman để xác định kết quả phù hợp giữa FEM và REM.
4.4.1. Mô hình các yếu tố tác động cố định
Kết quả hồi quy của ROA với DTE và các biến kiểm soát theo FEM được thể hiện