6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
Trên cơ sở kết quả thực nghiệm ở chương 4 về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP cũng như sự tác động của các yếu tố khác đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, luận văn đưa ra các định hướng và gợi ý cho các ngân hàng trong việc quyết định cấu trúc vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong thời gian tới. Nội dung nghiên cứu của chương 5 bao gồm: - Phân tích định hướng phát triển của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới. - Gợi ý cho các NHTMCP trong việc xây dựng cấu trúc vốn phù hợp và khắc phục
các tồn tại khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Gợi ý cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát cấu trúc vốn của các ngân hàng góp phần gia tăng tính an toàn trong hệ thống ngân hàng cũng như hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng hội nhập và phát triển.
- Ngoài ra, luận văn còn đề cập đến những hạn chế mà luận văn chưa giải quyết được, là cơ sở định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
5.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CỔ PHẦN VIỆT NAM
Ngày 24 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Với phương châm hành động của các TCTD là
“An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”. Theo đó, mục tiêu phát triển các TCTD là:
Thứ nhất, phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực
Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai, phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM.
Thứ ba, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng; ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
Thứ tư, tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh; bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Thứ năm, gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với các TCTD yếu kém.
Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đang rơi vào tình trạng trì trệ và mất an toàn nghiêm trọng, nguy cơ khủng hoảng, đổ vỡ sẽ rất cao nếu không kịp thời chấn chỉnh. Nắm bắt được tầm quan trọng và mức ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề này, ngày 1 tháng 3 năm 2012, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015”. Mục tiêu của đề án lần này cũng nhấn mạnh cả mục tiêu ngắn hạn đến 2015 và dài hạn đến năm 2020 và bám sát mục tiêu
của Đề án phát triển ngành ngân hàng của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2006. Để đạt được những mục tiêu trên, các NHTMCP cần có định hướng hành động như sau: Tăng quy mô và năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn; mua lại, sáp nhập các
TCTD; mở rộng nguồn vốn huy động.
Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu. Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế tiên
tiến, đặc biệt tăng cường hiện đại hóa hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ việc quản trị ngân hàng hiệu quả. Đa dạng hóa phương thức huy động vốn, kiểm soát tăng trưởng tín dụng.
Phát triển đội ngũ quản lý, điều hành và nghiệp vụ có chất lượng cao với chính sách thu hút nhân tài.
Đa dạng hóa nguồn thu theo hướng tăng tỷ trọng nguồn thu phi tín dụng, nhằm tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng; trong đó, bao gồm cả sự gia tăng các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ hiện đại.