Nghiên cứu của Rahman, M M và cộng sự (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41 - 43)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4.1.6. Nghiên cứu của Rahman, M M và cộng sự (2015)

Nghiên cứu của Rahman và cộng sự (2015) được thực hiện nhằm kiểm định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Bangladesh. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy GMM cho một bộ mẫu gồm 25 ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2013. Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu này là ROA, ROE và NIM. Biến độc lập gồm có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ), cấu trúc sở hữu, quy mô ngân hàng, tính thanh khoản (được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (NNIM), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập và các biến vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên cả các biến ROA và NIM nhưng lại không có ý nghĩa thống kê đối với ROE. Các biến đo lường rủi ro tín dụng và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tác động ngược chiều với ROA, NIM như kỳ vọng. Cấu trúc sở hữu cho thấy ROA và ROE của các ngân hàng thương mại tư nhân có khuynh hướng thấp hơn các ngân hàng sở hữu nhà nước. Quy mô ngân hàng và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với ROA, NIM và ROE. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình trong khi lạm phát lại có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động (ROA, ROE và NIM) của các ngân hàng Bangladesh.

Bảng 1.3: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Tác giả Mẫu nghiên

cứu Phương pháp

Kết quả nghiên cứu

Berger và Patti (2002) Các ngân hàng của Mỹ trong giai đoạn 1990 - 1995 Phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) cho dữ liệu bảng

Tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động ngân hàng (được đo lường bằng ROE). Kết quả này đã giải thích cho lý thuyết chi phí đại diện giữa cổ đông và nhà quản lý. Awunyo-

Vitor, D. và Badu, J.

(2012)

6 ngân hàng niêm yết của Ghana trong giai đoạn 2000 - 2010 Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bằng OLS Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (được đo lường bằng ROA, ROE và Tobins’Q). Kết quả này được giải thích bởi lý thuyết chi phí phá sản và chi phí đại diện giữa cổ đông và chủ nợ.

Goyal, A. M. (2013) Các ngân hàng khu vực công ở Ấn Độ trong giai đoạn 2008 - 2012 Phương pháp hồi quy – phân tích dữ liệu bảng Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng (được đo lường bằng ROA, ROE, EPS). Tác giả cho rằng chi phí nợ của các ngân hàng trong giai đoạn này đắt hơn chi phí vốn chủ sở hữu, do vậy khi tăng tỷ lệ nợ sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Al-Kayed, L. T. và cộng sự (2014) 85 ngân hàng Hồi giáo từ 19 quốc gia trong giai đoạn 2003 - 2008 Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bằng 2SLS

Tác giả đã phát triển và kiểm định những lập luận của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (trade off theory). Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên hiệu quả hoạt động (được đo lường bởi ROA, ROE và NIM). Rahman, M. M. và cộng sự (2015) 25 NHTM của Bangladesh trong giai đoạn 2006 - 2013 Phương pháp hồi quy bằng GMM cho dữ liệu bảng.

Mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cho thấy cấu trúc vốn (đại diện bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có mối quan hệ cùng chiều với ROA, ROE và NIM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)