6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
5.3. KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
5.3.1. Thành lập một đơn vị quản lý các vấn đề về cấu trúc vốn
Các vấn đề về cấu trúc vốn cũng như vấn đề đòn bẩy tài chính của ngân hàng gắn liền với sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng. Các kiến nghị cụ thể cho vấn đề này như sau:
Thứ nhất, nên có một đơn vị riêng chịu trách nhiệm về các yêu cầu an toàn trong hệ thống ngân hàng. Đơn vị này (CBRC tại Trung Quốc, APRA tại Australia và PRA tại Anh) có quyền soạn thảo quy định về đòn bẩy tài chính, giám sát các TCTD trong việc thực hiện các quy định, sử dụng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp đòn bẩy tài chính cao hơn mức cho phép, và sửa đổi lại quy định khi hệ thống ngân hàng gặp nguy cơ đổ vỡ. Điều này tạo điều kiện cho sự thống nhất từ khâu quy định đến khâu giám sát. Ngoài ra, các tổ chức này đều có website riêng cập nhật những nghị định mới nhất cũng như các số liệu thống kê, khiến cho việc tiếp cận với quy định chuẩn và việc đánh giá hoạt động của ngân hàng trở nên dễ dàng hơn.
Thứ hai, cần có quy định về tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong hệ thống ngân hàng. Hiệp ước Basel III đã chỉ ra rằng, trong tình huống hệ số an toàn vốn ổn định nhưng tỷ lệ đòn
bẩy tăng cao cũng có thể báo hiệu những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống NHTM. Nhận định này đặt ra nhu cầu phải có một quy định trực tiếp về mức đòn bẩy tài chính đặt song song với quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu nhằm rút ra nhận định chính xác hơn về mức độ rủi ro của các ngân hàng.
5.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý để hội nhập
Một là, Cần phải cập nhật bổ sung những văn bản pháp luật như Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các TCTD, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản và các văn bản liên quan khác để đảm bảo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành ngân hàng trung ương hiện đại, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD trong hoạt động kinh doanh. Thực tế cho thấy, hành lang pháp lý ở lĩnh vực ngân hàng còn nhiều bất cập, do đó các cấp có thẩm quyền cần xây dựng khung pháp lý về hoạt động ngân hàng thật công khai, minh bạch và công bằng nhằm tạo cho các NHTM được bình đẳng trong cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, hình thành môi trường lành mạnh; xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các NHTM và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng.
Hai là, Tạo môi trường pháp lý hỗ trợ các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động mua, bán sáp nhập NHTM, mua bán nợ xấu.
Ba là, Sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới những quy định liên quan đến việc cấp phép thành lập, về tổ chức, hoạt động, quản trị điều hành các TCTD cả trong và ngoài nước nhằm hướng tới nguyên tắc bình đẳng phù hợp với cam kết và lộ trình gia nhập WTO. Những quy định khác trước đây nhằm giới hạn hoạt động của TCTD nước ngoài liên quan đến cung ứng dịch vụ ngân hàng cũng cần loại bỏ để đảm bảo theo đúng cam kết gia nhập. Đây cũng là cở sở để các NHTM trong nước phải chủ động nâng cao năng lực để có thể cạnh tranh và tồn tại.
Bốn là, Giám sát việc thực hiện những biện pháp phòng chống rửa tiền tại các TCTD nhằm giảm thiểu rủi ro việc lợi dụng các tổ chức tài chính để thực hiện việc phi
pháp của các tập đoàn đa quốc gia. Cập nhật quy định theo những phát sinh yêu cầu thực tế và kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Năm là, Quản lý chặt chẽ việc công bố thông tin và có biện pháp xử lý nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm cho tất cả các NHTM.
5.3.3. Nâng cao nâng lực cạnh tranh nền kinh tế Việt Nam
Các NHTM không thể phát triển nếu nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển và mức tín nhiệm thấp, khả năng cạnh tranh yếu. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước cần phải có giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế, cải thiện hình ảnh Việt Nam đối với các nước khác cũng như gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia.
Một trong những yếu tố quan trọng là cải thiện năng lực hoạt động của các công ty, tập đoàn nhà nước bằng cách đẩy nhanh tiến độ cải cách doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa. Ngoài ra, cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng là giải pháp làm giảm tỷ lệ nợ xấu khổng lồ trong các ngân hàng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ cải cách ngân hàng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính, làm cơ sở để đổi mới công nghệ và trình độ chuyên môn quản lý.
5.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO TIẾP THEO
Mặc dù đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, đề tài vẫn không tránh khỏi những sai sót:
Mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn do thời gian nghiên cứu không dài đồng thời không thu thập được báo cáo tài chính của một số ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2014 do các yếu tố khách quan. Tính chính xác của đề tài phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác của nguồn số liệu của mẫu.
Luận văn chỉ đề cập đến cấu trúc vốn ở khía cạnh là sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu, chưa đề cập đến sự kết hợp giữa nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn
do số liệu này không có sẵn, hầu hết các ngân hàng đều công bố bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không công bố các thuyết minh đính kèm hoặc thuyết minh không đầy đủ.
Luận văn chỉ đề cập đến hiệu quả hoạt động ở khía cạnh khả năng sinh lợi thông qua chỉ số ROA, chưa đo lường hiệu quả hoạt động ở khía cạnh chỉ số thị trường cũng như các cách đo lường khác về hiệu quả hoạt động, chẳng hạn như phương pháp đo lường hiệu quả lợi nhuận chuẩn (standard profit efficiency) và hiệu quả lợi nhuận thay thế (alternative profit efficiency).
Tác giả chỉ tiếp cận phương pháp phân tích hồi quy với các kiểm định F, kiểm định t về ý nghĩa của các biến và kiểm định Hausman để chọn mô hình phù hợp.
Cấu trúc vốn là vấn đề không mới nhưng nội dung nghiên cứu khá rộng và phức tạp. Trong thời gian tới, khi có đủ điều kiện và dữ liệu, vấn đề này cần được khai thác ở những khía cạnh khác. Định hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo như sau:
Mở rộng mẫu nghiên cứu đối với các loại hình ngân hàng khác như ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với thời gian nghiên cứu dài hơn để tăng độ tin cậy khi phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Mở rộng đánh giá hiệu quả hoạt động ở phương diện thị trường như chỉ số P/E, Tobins’Q hay các đo lường khác về hiệu quả hoạt động.
Khai thác cấu trúc vốn ở khía cạnh sự kết hợp giữa nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn trong ngân hàng.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác hoặc sử dụng thêm các kiểm định khác nhằm khai thác dữ liệu nghiên cứu một cách triệt để hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam do Chính phủ ban hành, vấn đề an toàn và hiệu quả trong hoạt động được xem là một trong những mục tiêu quan trọng nhất. Để thực hiện định hướng phát triển của Ngân hàng Nhà nước đối với các NHTM thông qua Đề án, đồng thời nhằm giải quyến những vấn đề về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, chương 5 đã gợi ý cho các ngân hàng trong việc hoạch định và quản lý cấu trúc vốn và kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, tạo điều kiện để các ngân hàng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế.
KẾT LUẬN CHUNG
Trước những thách thức của xu thế hội nhập, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra, trong đó có tái cấu trúc vốn. Nghiên cứu được thực hiện với mong muốn cung cấp một bằng chứng định lượng đủ thuyết phục để chứng minh cho mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động, từ đó đóng góp những kiến nghị nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới.
Trên nền tảng lý thuyết về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, đề tài đã phân tích cấu trúc vốn và tình hình hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng nhằm lượng hóa tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2014. Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bằng mô hình các yếu tố tác động cố định (FEM) và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM) với sự trợ giúp của phần mềm Stata 12.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động (được đo lường bằng suất sinh lời trên tổng tài sản) của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2014. Bên cạnh đó, các biến kiểm soát khác như chất lượng tín dụng, cấu trúc thu nhập, quy mô ngân hàng, tính niêm yết, cấu trúc thị trường và yếu tố vĩ mô cũng cho thấy tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
Từ những kết quả trên, luận văn đã đưa ra một số gợi ý và kiến nghị cho các NHTMCP và các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định cấu trúc vốn và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong các nghiên cứu tiếp theo, đề tài sẽ mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu đồng thời hoàn thiện các mô hình phân tích nhằm đưa ra những đánh giá có chiều rộng hơn và chiều sâu hơn về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Xuân Phong (2004), Phân tích HĐKD, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính: tiếp cận theo phương pháp phân tích đường dẫn”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).2010.
3. Josette Peyrard (2005), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
4. Lê Hải Trung (2014), “Mức độ tập trung và cạnh tranh thị trường tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 23/2014.
5. Lê Thị Tuấn Nghĩa và Trương Hoàng Diệp Hương (2015), “Vấn đề đòn bẩy tài chính trong ngân hàng thương mại của một số quốc gia và những gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng,Số 11/2015.
6. Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, Lê Hoàng Vinh (2013), Phân tích tài chính doanh nghiệp, tái bản lần 2, NXB Lao động.
7. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015), “Đánh giá nguy cơ phá sản của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng chỉ số Altman Z score”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số 5/2015, 833-840.
9. Nguyễn Văn Công (2010), Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Giáo dục, Hà Nội. 10.Nguyễn Tấn Bình (2010), Phân tích hoạt động DN, tái bản lần thứ 9, NXB Thống kê. 11.Nguyễn Thế Bính, Hoàng Thị Thanh Hằng, Phan Diên Vỹ (2015), “Đánh giá cấu trúc
thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thông qua đo lường mức độ tập trung”,
Tạp chí Ngân hàng, số 16/2015.
13.Trần Hùng Sơn (2008), “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 33, 12/2008.
14.Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2007), Tài chính doanh nghiện hiện đại, NXB Thống kê. 15.Trang web của các ngân hàng thương mại (2015), Thông tin báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên.
16.Trang web của Ngân hàng nhà nước (2015), www.sbv.gov.vn. 17.Trang web của Tổng cục Thống kê (2015), www.gso.gov.vn
Tiếng Anh
18.Al-Farisi, A. S. and Hendrawan, R. (2011), Effect Of Capital Structure On Banks Performance: A Profit Efficiency Approach Islamic And Conventional Banks Case In Indonesia, <http://ssrn.com/abstract=1895211>.
19.Al-Kayed, L. T., Zain, S. and Duasa, J. (2014), “The relationship between capital structure and performance of Islamic banks”, Journal of Islamic Accounting and Business Research, Vol. 5, No. 2, 2014, pp. 158–181.
20.Allen, D. E., Nilapornkul, N. and Powell, R. J. (2013), “The Determinants of Capital Structure: Empirical evidence from Thai Banks”, Information Management and Business Rstata, Vol. 5, No. 8, pp. 401-410, (ISSN 2220-3796).
21.Alper, D., & Anbar, A. (2011), “Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey”, Business and Economics Research Journal, Vol 2, No.2 – 2011, 139-152, ISSN: 1309-2448.
22.Anarfo, E. B. (2015), “Capital structure and bank performance – evidence from Subsahara – Africa”, European Journal of Accounting Auditing and Finance Research, Vol.3, No.3, pp.1-20, March 2015.
23.Al-Shatti, A. S (2014), “Performance of the Commercial Banks: The Case of Jordan”,
Journal of Accounting, Finance and Economics, Vol. 4, No. 2, 2014, pp 45–57.
Banks in Ghana”, Global Journal of Human Social Science, Vol.12, Issue 5, Version 1.0, March 2012.
25.Bandt, O., Camara, B., Pessarossi, P. and Rose, M. (2014), Does the capital structure affect banks’ profitability? Pre- and post financial crisis evidence from significant banks in France, <https://acpr.banque-france.fr>.
26.Barclay, M. and Smith, C. (2005), “The Capital Structure Puzzle: The Evidence Revisited”, Journal of Applied Corporate Finance, Vol. 17 No. 1.
27.Berger, A. N., and Mester, L.J (1997), “Inside the Black Box: What Explains Differences in the Efficiencies of Financial Institutions”, Journal of Banking and Finance , No. 21(7), pp. 895–947.
28.Berger, A. N and Patti, E. P. (2003), “Capital Structure and Firm Performance: A New Approach to Testing Agency Theory and an Application to the Banking Industry”, FEDS Working Paper, No. 2002-54.
29.Berlin, M. (2011), “Can We Explain Banks' Capital Structures”, Business RStata, from <www.philadelphiafed.org>
30.Bin Liu (2011), “The Effects Of Public Listing On The Performance Of Banks In China”, HKIMR Working Paper, No. 07/2011.
31.Brealey, R. A., Myers, S. C. and Allen, F. (2008), Principles of Corporate Finance, ninth edition, Mc Graw – Hill International Edition.
32.Daft, R. L. (2008), Management, ninth edition, South-Western Cengage Learning. 33.Dudley, W. C. (2012), “Solving the Too Big to Fail Problem”, Speech, Federal Reserve
Bank of New York, November 2012.
34.Gatsi, J. G. and Akoto, R. K. (2007), Capital Structure and Profitability in Ghana Banks, <http://ssrn.com/abstract=1618952>.
35.Goddard, J., Molyneux, P., Wilson, J.O.S. (2004), “The profitability of European banks: a cross-sectional and dynamic panel analysis”, Manchester School 72 (3), 363-381. 36.Goyal A.M (2013), “Impact of Capital Structure on Performance of Listed Public Sector
Banks in India”, International Journal of Business and Management Invention, ISSN (Online): 2319 – 8028, www.ijbmi.org.
37.Gropp, R. and Heider, F. (2009), The Determinants of Bank Capital Structure European Central Bank, Working paper Series No. 1096, September 2009.
38.Grossman, S. J. and Hart, O. (1982), “Corporate Financial Structure and Management Incentives”, The Economics of Information and Uncertainty, pp. 107–140, University of