6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng phương pháp phân tích hồi quy về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả của các NHTMCP tại Việt Nam cho thấy mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc vốn là nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời trên tổng tài sản.
Đối với biến độc lập DTE, giá trị p là 0,001, nhỏ hơn 5%, có nghĩa là mức độ sử
dụng nợ trong cấu trúc vốn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của tổng tài sản và xu hướng tương quan ngược chiều thể hiện qua hệ số hồi quy trong mô hình là - 0,0004. Theo đó, DTE tăng 1% dẫn đến ROA giảm 0,04% và ngược lại. Mối tương quan âm giữa mức độ sử dụng nợ trong cấu trúc vốn với suất sinh lợi trên tổng tài sản đã góp phần ủng hộ lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết về chi phí phá sản khi cho rằng việc sử dụng quá nhiều nợ trong cấu trúc vốn sẽ làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của Awuynyo-Vitor, D. và Badu, J. (2013) cho các ngân hàng Ghana, nghiên cứu của Khalaf Taani (2013) cho các ngân hàng Jordan.
Nhìn lại cấu trúc vốn của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2014, ta thấy rằng tỷ trọng nợ trong cấu trúc vốn của các ngân hàng chiếm tỷ trọng khá cao. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn này vẫn còn rất nhỏ so với chuẩn quy định của CAMEL. Theo hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch, quá trình tăng vốn đã được các ngân hàng Việt Nam thực hiện tương đối ráo riết và đạt được kết quả nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với các ngân hàng có cùng quy mô trong khu vực, vốn của các ngân hàng Việt Nam vẫn bị đánh giá là quá “mỏng”. Fitch cho rằng việc tiếp tục quá trình tăng vốn sẽ góp phần giúp các nhà băng Việt Nam tránh được những thiệt hại không đáng có khi tình hình kinh tế xấu đi, cũng như phục vụ cho các kế hoạch mở rộng trong tương lai.
Tóm lại, việc giảm tỷ trọng nợ hay tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của các NHTMCP Việt Nam là điều cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính nhất là khi nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ sau khủng hoảng kinh tế vừa qua.
Đối với biến độc lập PTL, giá trị p là 0,013 với hệ số hồi quy là -0,20116 cho thấy
biến độc lập PTL có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc ROA, theo đó, nếu dự phòng cho vay khách hàng trên tổng dư nợ cho vay càng tăng thì suất sinh lời trên tổng tài sản giảm và ngược lại. Kết quả hồi quy này không chỉ phù hợp với lý thuyết chung mà còn thống nhất với nghiên cứu của Mustafa, A. R. và các tác giả (2012); Rahman và cộng sự (2015). Rõ ràng, chất lượng tín dụng giảm đã làm cho thu nhập lãi của các ngân hàng giảm, ngoài ra các ngân hàng còn phải gánh thêm một khoản lớn chi phí dự phòng tín dụng. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam hiện nay. Như vậy, ngân hàng muốn gia tăng hiệu quả hoạt động thì phải gia tăng chất lượng tín dụng.
Đối với biến độc lập NNIM, giá trị p là 0,000 cho thấy tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận
cực thể hiện qua hệ số hồi quy 0,6060. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Osuagwu (2014), Alper và cộng sự (2011), Rahman và cộng sự (2015).
Dịch vụ ngân hàng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua thu phí dịch vụ, đây là nguồn thu ổn định và an toàn của ngân hàng. Đa dạng các loại hình dịch vụ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, đa dạng hóa nguồn thu. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc đa dạng và phát triển các dịch vụ ngân hàng sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hiện đại, phong phú, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ thu hút được khách hàng đến với mình. Ngược lại, nếu chỉ hướng đến tăng trưởng tín dụng sẽ dễ dẫn đến chất lượng tài sản suy giảm và tác động trực tiếp đến lợi nhuận, hiệu quả trên vốn của các ngân hàng.
Xu thế hội nhập quốc tế đã mang lại cơ hội và thách thức lớn cho nền kinh tế cũng như ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng sâu rộng của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế có tiềm lực tài chính, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm lâu năm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt với các NHTM Việt Nam. Với đặc trưng “độc canh tín dụng”, đa số nguồn thu nhập hiện nay của NHTM Việt Nam là từ hoạt động tín dụng, một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các sản phẩm, dịch vụ khác. Chính vì vậy, định hướng về mở rộng dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ truyền thống được nhận định là chiến lược mang lại triển vọng lớn cho NHTM Việt Nam.
Đối với biến độc lập SIZE, kết quả hồi quy cho thấy quy mô ngân hàng có tác động
tích cực đến suất sinh lời trên tổng tài sản thể hiện qua giá trị p là 0,006 và hệ số hồi quy 0,0047. Kết quả này ủng hộ quan điểm của Short (1979), Michaelas và cộng sự (1999) và tương đồng với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Awunyo-Vitor và Badu (2012) cho các ngân hàng tại Ghana.
Trong hệ thống NHTMCP Việt Nam, thị phần rơi vào tay các ngân hàng lớn. Có sự phân hóa mạnh trong bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng trong những năm qua. Các ngân hàng lớn với lợi thế thương hiệu có khả năng tiếp cận dễ dàng thị trường vốn nên thường có thể vay nợ với chi phí thấp hơn, bên cạnh đó có nhiều nguồn thu từ dịch
vụ sẽ có lợi nhuận cao. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, khắc nghiệt hơn, các ngân hàng quy mô nhỏ khó có thể kỳ vọng lợi nhuận tốt. Việc hợp nhất, sáp nhập với một ngân hàng mạnh hơn là xu thế không thể tránh khỏi của những ngân hàng này trong thời gian tới, giúp các ngân hàng có được vị thế vững chắc trên thị trường.
Đối với biến độc lập LISTED, hệ số hồi quy 0,00278 với giá trị p là 0,023 cho thấy
yếu tố niêm yết có ảnh hưởng đáng kể đến ROA và có tương quan dương. Mô hình hồi quy cho thấy kết quả này đúng với kỳ vọng khi mà những ngân hàng niêm yết có hiệu quả hoạt động cao hơn, thể hiện ở suất sinh lời trên tổng tài sản. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bin Liu (2011) và Al-Farisi và các tác giả (2011).
Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán giúp cho các ngân hàng có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn dài hạn cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình, đồng thời uy tín cũng như tên tuổi của các ngân hàng cũng được nâng cao, đây là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho ngân hàng, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác… Mặt khác, khi niêm yết, ban lãnh đạo ngân hàng phải chịu áp lực về nâng cao hoạt động kinh doanh, áp lực giám sát của nền kinh tế nên họ sẽ điều hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng của chính bản thân họ.
Hiện nay, chỉ có 9 ngân hàng trong số các NHTMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Các ngân hàng đang ngại niêm yết một phần do thị trường chứng khoán vẫn chưa có những bước tăng trưởng ổn định, niềm tin của giới đầu tư với thị trường chưa cao. Ngoài ra, các ngân hàng ngại công bố thông tin khi mà hiệu quả hoạt động chưa tốt, tình trạng sở hữu chéo vẫn chưa được giải quyết trong khi tránh sở hữu chéo là mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho hành trình niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng.
Đối với biến độc lập HHI, giá trị p là 0,0000 nhỏ hơn 5%, có nghĩa là mức độ tập
trung thị trường có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của tổng tài sản và xu hướng tương quan dương thể hiện qua hệ số hồi quy của mô hình là 0,55549. Như kỳ vọng, mối
liên hệ giữa mức độ tập trung thị trường và ROA đã ủng hộ cho mô hình cạnh tranh trong kinh tế học (mô hình SCP). Khi mức độ tập trung thị trường tiền gửi càng cao đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ít đi, các ngân hàng có thể tìm kiếm lợi nhuận độc quyền trong kinh doanh. Kết quả hồi quy này tương đồng với nghiên cứu của Berger (2003) và Al-Shatti (2014) cho các ngân hàng Jordan.
Theo lý thuyết về giá trị thương hiệu (franchise-value hypotheses), hệ thống ngân hàng sẽ trở nên bất ổn định và dễ đổ vỡ hơn nếu mức độ cạnh tranh tăng lên và mức độ tập trung thị trường nhỏ hơn. Lý thuyết này dựa trên ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh tới hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTM và cho rằng mức độ cạnh tranh thị trường cao hơn sẽ khiến lợi nhuận của các NHTM giảm xuống và ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thương hiệu. Do vậy, các ngân hàng sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro trong hoạt động cao hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận như sẵn sàng cho vay các khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp hơn, đầu tư vào các công cụ tài chính có mức độ rủi ro cao hơn. Chính vì thế, hệ thống NHTM bất ổn định hơn và rủi ro phá sản cao hơn. Mức độ tập trung thị trường lớn với các NHTM có quy mô lớn hơn tương đối sẽ có mức độ ổn định hơn trong lợi nhuận và vì thế, không cần thiết phải chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động. Bên cạnh đó, các NHTM này cũng có đủ tiềm lực để thực hiện đa dạng hóa danh mục tài sản của mình để giảm thiểu rủi ro, đồng thời, kết luận rằng hệ thống NHTM với số ít NHTM lớn sẽ dễ dàng quản lý hơn là nhiều ngân hàng nhỏ.
Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, đã chứng kiến những thay đổi trong lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng để hòa nhập vào thị trường kinh tế toàn cầu. Những phát triển này luôn đi kèm với những thách thức cạnh tranh mới. Khi càng có nhiều ngân hàng mới ra đời và gia nhập vào ngành, mức độ tập trung thị trường càng thấp có nghĩa là tính cạnh tranh tăng lên trong ngành ngân hàng, khả năng sinh lợi cũng giảm đi. Kết quả này cho thấy Nhà nước cần có những quy định nhằm kiểm soát mở rộng ngân hàng tại Việt Nam nhằm giảm tác động tiêu cực của mức độ tập trung
lên lợi nhuận của các ngân hàng, nhằm khuyến khích tinh thần cạnh tranh, giảm bớt quyền lực của các ngân hàng nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.
Đối với biến độc lập INF, giá trị p là 0,000 nhỏ hơn 5%, có nghĩa là lạm phát có
ảnh hưởng đáng kể đến suất sinh lời trên tổng tài sản và xu hướng tương quan dương thể hiện qua hệ số hồi quy trong mô hình là 0,00031. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Anarfo (2015). Điều này cho thấy các ngân hàng Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời với biến động của lạm phát trong giai đoạn vừa qua. Khi lạm phát cao và có những biến động khôn lường, các ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn thu hút vốn từ nguồn tiền gửi bởi vì người dân thường tìm đến vàng như là một kênh đầu tư an toàn. Tuy nhiên, các ngân hàng đã có những phản ứng kịp thời thể hiện ở việc tăng hoặc giảm lãi suất nhằm bù đắp cho phần lạm phát và tránh nguy cơ tổn thất khi lạm phát bất ngờ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 đã tiến hành phân tích kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014. Nhìn chung, việc sử dụng nợ có tác động tiêu cực đến suất sinh lời trên tổng tài sản. Điều này có nghĩa là các NHTMCP Việt Nam đang sử dụng một tỷ trọng nợ khá cao trong cấu trúc vốn, làm chi phí kiệt quệ tài chính gia tăng, làm gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Kết quả này một lần nữa khẳng định việc tăng vốn chủ sở hữu đối với các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn này là cần thiết để giảm rủi ro trong hoạt động. Bên cạnh đó, những biến kiểm soát khác như chất lượng tài sản, cơ cấu thu nhập, quy mô ngân hàng, tính niêm yết, cấu trúc thị trường và yếu tố vĩ mô cũng cho thấy mối liên hệ của chúng đối với hiệu quả hoạt động được đo lường bằng suất sinh lời trên tổng tài sản. Điều này gợi ý cho các NHTMCP trong việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
CHƯƠNG 5: GỢI Ý NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT