Nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 88 - 90)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

5.2.3. Nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính

Trong quá trình hoạch định cấu trúc vốn của ngân hàng, những nhà quản trị cần gắn liền những phân tích, đánh giá đúng mức độ tương quan giữa rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của ngân hàng. Cụ thể hơn, khi xây dựng cấu trúc vốn, những nhà hoạch định cần phải đánh giá đúng mức độ tác động của nền kinh tế, các yếu tố vĩ mô để xác định rủi ro kinh doanh cho ngân hàng. Trên cơ sở xác định đúng rủi ro kinh doanh mà ngân hàng phải đối mặt, ngân hàng sẽ không mạo hiểm sử dụng đòn bẩy tài chính quá

cao, vì việc này sẽ làm tăng rủi ro tài chính của ngân hàng. Bên cạnh đó, khi đã xác định được rủi ro tài chính, ngân hàng buộc phải sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

Để kiểm soát rủi ro tài chính trong mối tương quan với rủi ro kinh doanh, trước hết phải xác định được tác động của nền kinh tế, các yếu tố vĩ mô sau đó mới đến các yếu tố nội sinh của bản thân ngân hàng như tình trạng kiệt quệ tài chính, tỷ suất lợi nhuận, quy mô tài sản… Những yếu tố như tác động của nền kinh tế, mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ tác động trực tiếp đến rủi ro kinh doanh của ngân hàng, do vậy các ngân hàng cần chủ động theo sát tình hình hoạt động của mình để có phản ứng kịp thời trước sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

Nhận diện rủi ro tài chính thông qua phân tích các hệ số tài chính cần được ứng dụng xuyên suốt trong quá trình hoạt động của ngân hàng, bắt đầu từ khâu lập kế hoạch tài chính định kỳ cho đến đánh giá kết quả thực hiện các quyết định về cấu trúc vốn, góp phần đảm bảo việc kiểm soát rủi ro tài chính đạt được hiệu quả.

Một trong những phương pháp để nhận diện rủi ro tài chính hiện nay là ứng dụng chỉ số Z để ước lượng khả năng kiệt quệ tài chính của ngân hàng. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ vào năm 1968. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Hệ số Z Score ban đầu chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và không áp dụng cho các định chế tài chính. Về sau, Edward I. Altman phát triển thêm các mô hình tính hệ số Z Score cho các doanh nghiệp phi sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thị trường mới nổi. Công thức tính hệ số Z Score cổ điển – áp dụng cho ngân hàng như sau: Z’’ = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4.

Trong đó, X1 là Vốn lưu động/Tổng tài sản, X2 là Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản, X3 là Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản, X4 là Vốn chủ sở hữu /Tổng nợ phải trả. Phương trình trên giúp phân biệt các ngân hàng nằm trong vùng an toàn (nếu Z” >

2,6), các ngân hàng nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản (nếu 1.2 < Z” < 2,6) và các ngân hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao (nếu Z” < 1,2)

Một khi xác định được điểm số Z giới hạn, các ngân hàng có thể căn cứ vào kết quả tính điểm số Z cho ngân hàng của mình để ước lượng được xác suất phá sản của ngân hàng. Khi đã tính được xác suất phá sản, ngân hàng sẽ xác định được khả năng kiệt quệ tài chính, để từ đó có biện pháp điều chỉnh cấu trúc vốn hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)