thƣơng mại trên thế giới và tại Việt Nam
Huy động vốn dân cư của các NHTM thuộc gói sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng. Do đó để mở rộng hoạt động huy động vốn dân cư cần phải có sự hỗ trợ của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nói chung phụ thuộc vào các yếu tố chính là: thị trường, sản phẩm – dịch vụ, các kênh phân phối, mức độ thoả mãn và tiện ích đối với khách hàng. Trong đó, hoạt động huy động vốn là một trong những sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang được các ngân hàng quan tâm.
Trung Quốc:
Trung Quốc tăng cường năng lực tài chính: Trong giai đoạn đầu, Chính phủ
thông qua Bộ Tài chính đã bơm vốn cho các NHTM thuộc sở hữu nhà nước. Sau đó, khuyến khích các ngân hàng chủ động tăng vốn thông qua việc tạo điều kiện cho các ngân hàng được niêm yết trên Thị trường chứng khoán và huy động vốn từ các tổ chức, ngân hàng nước ngoài dưới hình thức mua cổ phần hoặc thực hiện liên minh, liên kết.
Tái cấu trúc lại quy mô hoạt động, cải thiện cơ sở hạ tầng hoạt động của hệ thống: Trung Quốc thực hiện việc sát nhập giữa ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh
trên quan điểm cho rằng tính hiệu quả của công việc không bị cản trở bởi quy mô hoạt động. Theo phương châm này thì các ngân hàng nước ngoài thực sự đóng vai trò quan trọng. Trong một số trường hợp, sự tham gia của các đối tác nước ngoài có thể xem là đối tác “kép”. Điều đó có nghĩa là họ vừa cung cấp vốn, vừa giúp các ngân hàng yếu kém xác định và thực hiện những thay đổi trong hoạt động quản lý của mình.
Tái cơ cấu hoạt động quản lý: tăng cường công tác đào tạo cán bộ, nhằm nâng
cao độ nhạy bén của họ đối với những thay đổi của thị trường tài chính và nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác huy động vốn.
Phương thức huy động vốn của một số nước khác:
Nhằm đạt hiệu quả tối đa trong huy động vốn ở các nước công nghiệp phát triển, các phương thức huy động vốn bằng tiền gửi và tiết kiệm rất phong phú, đa dạng. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài khuyến khích người dân gửi tiền ký thác hoạt kỳ:
Mỹ: Tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ tiết kiệm, tiểu ngạch chứng chỉ tiết kiệm thông thường, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản hưu trí cá nhân (individual retirement account: Tài khoản mở cho những người không hưởng lương hưu của nhà nước hoặc doanh nghiệp, muốn để dành tiền tiêu dùng khi già)... ở Mỹ, tiền lương cán bộ công nhân viên, công nhân các xí nghiệp được thanh toán chủ yếu qua tài khoản ngân hàng. Các xí nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp thanh toán không tiền mặt đối với các chi phí lớn, còn các chi phí nhỏ bằng Séc quỹ, do đó 100% các xí nghiệp phải thanh toán bằng Séc. Tất cả số thu trong ngày (Séc, tiền mặt) đều phải nộp vào ngân hàng.
Anh: Tài khoản tiết kiệm, sổ tiết kiệm, tín phiếu cho người cao tuổi (Ganary bond: được hưởng chỉ số CPI)...
Pháp: Phiếu tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm gửi theo hợp đồng, sổ tiết kiệm loại A, loại B, sổ tiết kiệm màu hồng (livret rose được miễn thuế thu nhập)...
Hàn Quốc: Gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, ưu đăi, tiết kiệm từng phần, tiền gửi xây dựng nhà ở, tiền gửi tài sản của người lao động...
ACB vượt qua thời kỳ khó khăn:
Đầu tiên, ngân hàng này tung ra chương trình, theo đó khách hàng gửi tiền 12 tháng trở lên, tối thiểu là 100 triệu đồng sẽ được tính lãi 12%/năm, nếu rút lãi hàng tháng hoặc 2 tháng một lần thì lãi suất lên đến 10.7%/năm, nếu rút 3 tháng một lần thì lãi suất được hưởng là 11%/năm, và 6 tháng là 11.5%/năm.
Tiếp đến là chương trình Khuyến khích gửi lại, với ưu đãi là các khách hàng đã lỡ rút tiền trong giai đoạn từ 21-25/08/2012 mà gửi lại sẽ được giữ nguyên lãi suất đến đáo hạn như trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận lãi suất không kỳ hạn, bên cạnh chương trình nhận quà tặng ngay.
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Sở Giao dịch I:
Là một trong những chi nhánh ra đời muộn nhất trong hệ thống ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, song đă khẳng định được tính phù hợp trong hệ thống tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của ngân hàng NN&PTNT Việt nam trong toàn hệ thống.
Do ra đời muộn hơn các NHTM và chi nhánh NHTM khác, nên việc huy động vốn thời gian đầu khó khăn, khách hàng chưa biết đến, uy tín chưa có. Song SGD I đã chủ động tìm đến tiếp cận trực tiếp với nhiều đối tượng khách hàng, tập trung là các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, các đơn vị trực thuộc bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thu hút họ mở tài khoản tiền gửi, thực hiện dịch vụ thanh toán và các quan hệ tín dụng... Đồng thời chú trọng tuyên truyền quảng cáo, mở các điểm dịch vụ đến các khu vực tập trung, thu hút các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các bộ phận dân cư, mở tài khoản, gửi tiền tiết kiệm, mua tín phiếu và kỳ phiếu... Cộng với việc triển khai thực hiện có hiệu quả quy định về lãi suất của ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, tổ chức giao dịch tiện lợi và lịch sự đối với khách hàng, nên nguồn vốn huy động tại chỗ của SGD I liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm.