6. Số lƣợng khách hàng 39,078 43,231 51,238 69,971 84,
2.3.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận
Nam chi nhánh Phú Nhuận
Trong xu thế hội nhập, thị trường tài chính ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế khiến hàng loạt các NHTM cổ phần đã ra đời. Việc ra đời của hệ thống các NHTM này theo xu hướng chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực, do đó mỗi ngân hàng thường cố gắng theo đuổi một hoặc một vài nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu nhằm phát huy những lợi thế tốt nhất của mình so với các NHTM khác, đây chính là xu thế cạnh tranh tất yếu của hệ thống NHTM tại các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Việc nghiên cứu, phân tích được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh trong các chiến lược, chính sách cạnh tranh cụ thể trong từng giai đoạn
7.80% 12.40% 42.29% 5.72% 30.11% 27.20% 3.61% 17.41% 22.63% 12.66% 36.80% 31.80% 20.28% 14.81% 24.50% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 2008 2009 2010 2011 2012 hệ thống BIDV BIDV địa bàn BIDV PN
đó là yêu cầu tối thiểu cần thiết đối với các nhà quản trị điều hành của BIDV CN Phú Nhuận.
Ngân hàng Công thương (VietinBank)
Với thế mạnh về nguồn tiền đồng Việt Nam, mạng lưới được đánh giá là ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn thứ hai trong ngành ngân hàng Việt Nam, chiếm phân đoạn thị trường khu vực kinh tế công thương nghiệp và dịch vụ, đây là thị phần có nhiều lợi thế. Ngân hàng Công thương cũng được xem là đi đầu việc ứng dụng công nghệ tin học vào ngân hàng. Với một chính sách giá linh hoạt nhạy bén tại thời điểm năm 2012 Ngân hàng Công thương luôn là ngân hàng có mức giá rẻ hơn so với bốn NHTM nhà nước về mảng nội tệ (lãi suất vay thấp, lãi suất huy động cao). Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác như: thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế … cũng có sự vượt trội về chất lượng dịch vụ.
Có thể nói trong lĩnh vực kinh doanh nội tệ thì Ngân hàng Công thương là đối thủ số một.
Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)
Với thế mạnh về vốn ngoại tệ, trình độ nhân viên cao, bộ máy tổ chức gọn nhẹ và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cộng với công nghệ ngân hàng hiện đại chất lượng cao. Ngân hàng Ngoại thương đang có thế mạnh về mảng dịch vụ liên quan đến vốn bằng ngoại tệ như các dịch cho vay xuất khẩu, tài trợ dự án, thanh toán quốc tế, thẻ quốc tế, Séc và kinh doanh ngoại tệ.
Có thể nói trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ thì Ngân hàng Ngoại thương là đối thủ số một.
Đối với một số NHTM cổ phần khác:
Thế mạnh của các NHTM này là đã tạo lập được mối quan hệ khá tốt với một nhóm khách hàng nhất định, đội ngũ nhân viên được giáo dục tốt và hưởng lương thỏa đáng, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, vì vậy có thể cung ứng dịch vụ rất nhanh chóng đến khách hàng. Thị trường mục tiêu của nhóm ngân hàng này nhằm vào khoảng trống của
thị trường như nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân và nhóm khách hàng là tư nhân cá thể. Mỗi NHTM cổ phần có ưu thế riêng về một lĩnh vực. Điều đặc biệt đáng lưu ý là ở dịch vụ huy động vốn. Các ngân hàng này cũng rất quan tâm đến việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đơn giản hóa thủ tục giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch thu hút khách hàng.
Một điều dễ nhận thấy là việc phát triển sản phẩm mới như thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế của BIDV còn chưa đa dạng so với các NHTM khác như Ngân hàng Đông Á, Techcombank..., BIDV chưa khai thác được nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng. Giá cả một số sản phẩm dịch vụ của BIDV lại cao hơn các ngân hàng này. Vì vậy, nhóm NHTM cổ phần là một đối thủ cạnh tranh mới cần chú ý, hiện diện mọi nơi, mọi lĩnh vực và với khách hàng nhỏ.