Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn dân cư trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 96 - 98)

TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ NHUẬN

3.4.1.Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các bộ ngành liên quan

Trước tình hình kinh tế như vừa qua, Chính phủ và NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến hệ thống NHTM gặp trở ngại trong hoạt động nhất là khả năng huy động vốn. Vì vậy, Chính phủ cần có các quyết sách cụ thể, phù hợp, kịp thời để hỗ trợ NHTM vượt qua giai đoạn khó khăn này, hoạt động ổn định, an toàn, phát triển bền vững.

Duy trì sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội:

Sự tăng mạnh và kéo dài của lạm phát sẽ làm cho các NHTM gặp nhiều khó khăn bởi ngân hàng sẽ khó điều chỉnh lãi suất theo kịp lạm phát. Việc kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho các NHTM huy động

vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Việc nhà nước tạo ra một môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển là rất quan trọng, góp phần củng cố niềm tin, ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng.

Thực hiện cơ cấu lại ngân hàng kết hợp với xây dựng, hoàn thiện các thể chế hoạt động phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Việt Nam cần thành lập cơ quan, đơn vị tư vấn cơ cấu lại ngân hàng. Cơ quan này có chức năng giúp Chính phủ xây dựng các giải pháp cải tiến và nâng cao năng lực tài chính của NHTM.

Hoàn thiện môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của ngân hàng nhất là hiện nay các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng vẫn còn rất chung chung, chưa sát với thực tế và còn nhiều bất cập. Trong xu thế hội nhập kinh tế, cơ sở pháp lý phải được xây dựng và hoàn chỉnh theo chuẩn mực quốc tế, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại. Để tạo điều kiện cho hệ thống NHTM Việt Nam phát triển đúng định hướng, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo:

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, các văn bản pháp quy phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện nhất quán, đồng bộ với các bộ luật có liên quan, tạo ra tính đồng bộ và hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ - ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và ứng dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:

Triển khai đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 - 2015; Tiếp theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg về chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua ngân hàng, Chính phủ cần ban hành tiếp các chỉ thị trong đó thúc đẩy triển khai chi hộ lương qua thẻ ATM đến tất cả các đơn vị, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt

Nam. Trong đó có thể đưa ra điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức là phải cam kết thực hiện chi lương qua hệ thống ngân hàng đồng thời giám sát chặt chẽ việc thực hiện và có cơ chế xử phạt hành chính.

Ban hành các văn bản quy định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch như đóng thuế, đóng lệ phí, học phí, viện phí... (quy định khách hàng chỉ thanh toán qua ngân hàng hoặc các nơi thu tiền phải lắp POS); đưa ra điều kiện chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm mua sắm, cửa hàng cung cấp dịch vụ hàng hoá.... khi họ cam kết sẽ liên kết với các ngân hàng lắp đặt máy chấp nhận thẻ.

Tăng cường thông tin, quảng bá, phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội về lợi ích và hiệu quả mang đến cho bản thân và xã hội khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn dân cư trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 96 - 98)