Những tồn tại, hạn chế trong công tác huy động vốn dân cƣ tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn dân cư trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 68 - 69)

6. Số lƣợng khách hàng 39,078 43,231 51,238 69,971 84,

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác huy động vốn dân cƣ tại Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận

Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận

Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động tiền gửi dân cư và đã đạt được một số những thành tựu, thì ở chi nhánh vẫn còn các mặt tồn tại và hạn chế sau:

 Tiền gửi dân cư tuy có quy mô và tốc độ tăng trưởng khá cao trong năm 2010 và 2012 song độ lớn tốc độ tăng trưởng giữa các năm lại không đồng đều, cụ thể: năm 2010 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động dân cư tăng 42.29% so với năm 2009, tuy nhiên sang năm 2011, tốc độ tăng này chỉ còn 5.72% so với năm 2010, và đến thời điểm 31/12/2012 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn dân cư tăng 30.11% so với cùng kỳ năm 2011. Điều này chứng tỏ đã có một sự dịch chuyển vốn không nhỏ trong dân cư khi mà ở thời điểm nhạy cảm này thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đều rất nóng bỏng. Trong khi chiến lược phát triển theo đúng tinh thần chỉ đạo của BIDV trung ương là phải hướng công tác huy động vào đối tượng dân cư vì đây là nguồn tiền tương đối ổn định và lâu dài.

 Hơn nữa số lượng khách hàng tuy có sự cải thiện nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng: Địa bàn quận Phú Nhuận trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế của thành phố, kết hợp với phát triển chi nhánh ra các địa bàn quận lân cận cùng với thương hiệu của BIDV từ nhiều năm nay, nếu tận dụng được những lợi thế đó thì lượng vốn huy động từ dân cư sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết với hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong điều kiện sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay.

 Các hình thức huy động tuy có được sự đa dạng song vẫn còn đơn điệu, nghèo nàn và chưa thực sự hấp dẫn để thu hút tối đa lượng tiền tích lũy trong dân cư. Cơ bản vẫn sử dụng các hình thức huy động truyền thống bằng các thể thức tiết kiệm không kỳ

hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá. Các hình thức huy động mới áp dụng còn chậm, chưa triển khai một số hình thức mà các NHTM trên thế giới đã áp dụng: tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm nhân thọ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn dân cư trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)