Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn dân cư trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 35 - 38)

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, huy động vốn nói riêng được xem là một xu hướng tất yếu khi mà nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về kinh nghiệm, vốn và công nghệ thuận lợi trong việc chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam với lợi thế về mạng

lưới, am hiểu thị trường địa phương cần thiết tiếp cận và tham khảo các bài học kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài nhằm nâng cao nội lực và khả năng cạnh tranh.

Qua thực tế từ hoạt động của các tổ chức tài chính tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam từ thành công đến thất bại, rút ra những bài học kinh nghiệm về huy động vốn để phát triển kinh tế nói chung và huy động vốn dân cư nói riêng cùng với việc đa dạng các sản phẩm huy động vốn cho BIDV. BIDV cần xác định chiến lược và lộ trình cụ thể cho ngân hàng mình, trong đó cần lưu ý một số mặt cụ thể như sau:

 Mở rộng và đa dạng hóa kênh phân phối nhằm tăng tiện ích, tăng khả năng tiếp cận khách hàng bao gồm mở rộng mạng lưới các chi nhánh và đặc biệt là các kênh phân phối điện tử, công nghệ cao, qua internet, qua điện thoại, hệ thống các máy ATM, điểm chấp nhận thẻ rộng khắp. Mở rộng mạng lưới cần thiết dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng, đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng, phân khúc khách hàng tiềm năng, khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Việc phát triển mạng lưới cũng song song với quá trình rà soát mạng lưới, rà soát và đóng cửa những điểm giao dịch hoạt động không hiệu quả để bố trí lại nhằm giảm bớt chi phí không hợp lý.

 Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ: Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội, tiện ích khác biệt so các sản phẩm trên thị trường nhằm tăng tính cạnh tranh. Đặc biệt thiết kế sản phẩm phải dựa trên quan điểm hướng đến khách hàng, dựa trên các yêu cầu khách hàng và thị trường, các quy trình thủ tục đơn giản, tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận.

 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tăng cường hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng và hậu mãi, tăng cường chuyển tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu

biết cơ bản về sản phẩm ngân hàng, nắm được cách thức sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, tạo mối gắn kết đa chiều giữa ngân hàng và khách hàng.

 BIDV thực hiện tái cơ cấu ngân hàng từ bán buôn sang bán lẻ, hoạt động ngân hàng bán lẻ được BIDV coi là mũi nhọn để đột phá và phát triển.

BIDV chú trọng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ phát triển các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ tốt cho hoạt động quản trị bao gồm các công cụ, tiện ích và các quy trình để hỗ trợ thực hiện giao dịch nhằm tối ưu chi phí vận hành và nâng cao năng suất lao động của cán bộ, nhân viên ngân hàng….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động huy động vốn dân cư trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 35 - 38)