3.1.1.1.Vị trí địa kinh tế của tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh đồng bằng, ven biển với đường bờ biển dài trên 50km thuộc phía Nam châu thổ đồng bằng sơng Hồng. Nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm, Thái Bình giáp với 5 tỉnh là Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định.
Một mặt ven biển, ở giữa tỉnh Thái Bình là hệ thống sơng ngịi rất thuận lợi cho vận tải bằng đường thuỷ phát triển. Khơng những vậy, Thái Bình khá gần hai thành phố lớn trực thuộc trung ương là Hải Phịng và Hà Nội, nơi có thị trường tiêu thụ hàng hố với sức mua dồi dào. Vị trí địa lý đã tạo cho tỉnh Thái Bình nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển, mở rộng giao lưu kinh tế trong mọi lĩnh vực với tất cả các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khác trong cả nước.
* Đặc điểm địa hình
Thái Bình là tỉnh đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và vận tải.
Với địa hình thấp, tỉnh Thái Bình có vùng đất được tích tụ phù sa rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp. Những vùng đất ven biển có đặc điểm nhiễm mặn và một phần đất phèn. Ngồi ra, Thái Bình cũng tồn tại một số cồn cát là cồn Đen, cồn Thủ (huyện Thái Thụy) và cồn Vành (huyện Tiền Hải).
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Cũng như các tỉnh ở vùng đồng bằng sơng Hồng, khí hậu Thái Bình chủ yếu là nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình khoảng 230C cũng chia thành các mùa rõ rệt. Mùa đơng lạnh, mùa hè nóng. Độ ẩm khá cao khoảng 85-90%.
Lượng mưa khác nhau giữa các mùa. Mưa nhiều vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng 7 và tháng 8 là hai
tháng có lượng mưa cao nhất. Trong khi đó thời gian cịn lại lượng mưa khá ít. Điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều tới việc trồng trọt.
Do là một tỉnh ven biển nên khí hậu về mùa đơng thường ẩm hơn các tỉnh khơng có biển. Chính vì vậy, mùa đơng khơng q lạnh. Gió biển cũng khiến mùa hè ở đây khơng q nóng. Nhìn chung, khí hậu của tỉnh Thái Bình khá ơn hồ, phù hợp với phát triển nơng nghiệp.
Đặc điểm khí hậu có sự phân mùa rõ ràng giúp cho người nơng dân có thể xác định được cây trồng, vật nuôi phù hợp ở các thời điểm khác nhau trong năm.
3.1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Thái Bình là tỉnh có tài ngun nước dồi dào với một mặt giáp biển và hệ thống sơng ngịi dày đặc. Phía Bắc và Đơng Bắc có sơng Hóa, phía Bắc và Tây Bắc có sơng Luộc chảy qua dài 53km, phía Nam và Tây Nam có sơng Hồng và giữa tỉnh có sơng Trà Lý. Điều này giúp cho tỉnh Thái Bình khơng chỉ có đủ nước cung cấp cho sinh hoạt mà cịn phục vụ cho phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp. Những con sông nối biển đã mang lại lượng phù sa bồi đắp không những giúp đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt mà cịn tạo những vùng đất lấn biển mới. Khơng những thế, nước thuỷ triều cịn tạo điều kiện hình thành những vùng nước lợ cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
3.1.1.4. Đặc điểm đất đai và sinh vật
Do đặc điểm địa hình nên Thái Bình có nhiều nhóm đất khác nhau phân bổ thành từng vùng. Nhìn chung, đất đai của tỉnh thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, mỗi huyện có đặc điểm đất đai khác nhau dẫn đến sự khác biệt về sản phẩm sản xuất ở từng địa phương trong tỉnh.
Đất mặn phân bố ở vùng cửa sông, ven biển và những chỗ trũng ở trong và ngồi đê thích hợp cho các loại thực vật ngập mặn như đước, sú, vẹt, bần, sậy, lác; Đất cát ven biển thích hợp với nhiều loại cây trồng; Đất phèn trồng lúa cho năng suất cao; Đất phù sa do hệ thống sơng Hồng, sơng Thái Bình bồi đắp, là loại đất tốt nhất với nhiều loại cây trồng như lúa, hoa màu và các cây thực phẩm khác. Cịn loại đất bạc màu và đất xói mịn được phân bố rải rác ở các huyện thị, đất này khơng thích hợp trồng lúa nhưng có thể phát triển một số loại hoa màu, cây trồng cạn như đậu, lạc, vừng…
Năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Bình là 158.635 ha trong đó, diện tích đất nơng nghiệp là 93.738 ha, chiếm 59,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhưng 2019, diện tích đất nơng nghiệp giảm đi một chút để dành cho việc tăng lên của đất ở. Xu hướng này vẫn tiếp tục ở năm 2020, trong đó, đất nơng nghiệp có sự giảm sút, đất chuyên dụng và đất ở lại tăng nhẹ.
(Đơn vị tính: ha)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2021
Hình 3.1: Biến động diện tích đất tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020
Qua số liệu hình 3.1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh qua 6 năm biến động tăng giảm rất ít, gần như là ổn định. Trong đó đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu đất đai của tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên có tăng nhẹ trong giai đoạn này trong đó có sự tăng lên của đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở. Chỉ có đất lâm nghiệp có sự giảm sút nhiều.
Thái Bình là tỉnh khơng có rừng cây lớn, chỉ có rừng ngập mặn ven biển với các cây đặc trưng như sú, vẹt. Thảm thực vật cũng gần như khơng tồn tại mà chỉ có đồng ruộng và các loại cây trồng. Do khơng có rừng nên động vật tự nhiên trên cạn cũng khơng có, chủ yếu là vật ni. Tuy nhiên, Thái Bình cũng có hệ sinh thái dưới nước phong phú.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Bình mang đến rất nhiều lợi thế cho phát triển các ngành sản xuất thuộc khu vực nông nghiệp.