Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 38 - 40)

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, đất hẹp, người đông, phần lớn nhân dân sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chiến lược quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người dân, năm 2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã thảo luận, thống nhất ban hành Nghị quyết số 06 – NQ/TU về Chương trình dạy nghề, việc làm, giảm nghèo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2015, một số định hướng đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Thực hiện chủ trương này, trong nhiều năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, thu hút các trường về đầu tư xây dựng tại địa phương, đồng thời củng cố, phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh theo hướng phù hợp với nhu cầu đào tạo của người lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội. Với nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 40 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm 08 trường cao đẳng, 08 trường trung cấp, 15 trung tâm và 09 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề

nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đang từng bước được đầu tư nâng cấp. Diện tích trung bình mỗi cơ sở khoảng 22 nghìn m2, diện tích dành cho đào tạo nghề là hơn 18 nghìn m2; bình qn mỗi cơ sở có 20 phịng học, 05 xưởng thực hành. Hằng năm, tỉnh quan tâm đầu tư cải tạo cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; đầu tư cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở như công tác tuyển sinh, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, xây dựng và hồn thiện chương trình đào tạo. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được bổ sung về số lượng. Về cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, giảng viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Trình độ chun mơn từng bước được nâng cao, dần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Công tác đào tạo nghề thực hiện ở 3 cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề và ngắn hạn với trên 70 ngành nghề. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh đã chủ động xây dựng, hồn thiện chương trình, giáo trình đào tạo theo quy định, bám sát nhu cầu thực tiễn, có sự tham gia của doanh nghiệp, kịp thời đáp ứng được sự thay đổi của công nghệ. Hiện nay, Hưng Yên có 03 trường được lựa chọn nghề trọng điểm với 10 nghề trọng điểm, trong đó có 02 nghề trọng điểm khu vực ASEAN và 08 nghề trọng điểm quốc gia.

Mặt khác, tỉnh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho đối tượng lao động nông thôn tham gia học nghề, góp phần thu hút đơng đảo lực lượng lao động trẻ. Đối với lao động nông thôn tham gia học nghề theo Đề án hỗ trợ lao động nông thôn học nghề của tỉnh được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tùy theo từng nhóm đối tượng thụ hưởng và thùy theo từng nghề học. Lao động nông thôn tham gia học nghề theo Đề án được cam kết tiếp nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp. Đối với lao động học nghề nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ được cam kết bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ cho việc tự mở nghề tại gia đình, địa phương. Lao động nơng thơn có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. Lao động nông thôn sau khi học nghề được các cơ sở đào tạo tư vấn trực tiếp và giới thiệu việc làm theo cam kết. Sàn giao dịch việc làm của tỉnh thường xuyên cung cấp các thông tin về tuyển dụng lao động và tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động miễn phí. Ngồi ra, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh cũng thường xuyên phối

hợp với các cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng lao động và có nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đối với người lao động.

Giai đoạn 2015 – 2019, tồn tỉnh dạy nghề cho khoảng 220.000 lao động nơng thơn. Trong đó: 9.570 người được đào tạo trình độ cao đẳng; 11.580 người được đào tạo trình độ trung cấp; 198.850 lượt người được đào tạo trình độ sơ cấp và ngắn hạn. Nhóm ngành nghề được đào tạo chủ yếu là nghề phi nông nghiệp, chiếm 57%; nghề nông nghiệp chiếm 20%; nghề dịch vụ và nghề khác chiếm 23%. Trong số các ngành nghề đang được đào tạo phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, có một số nghề có tỷ lệ học viên theo học cao nhất là: May, Cơ khí - Kỹ thuật, Trồng trọt - Chăn ni.

Tất cả các tổ chức như Tỉnh đoàn, Liên đoàn lao động, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh đều tham gia tuyên truyền, tổ chức tư vấn, định hướng chọn nghề nghiệp, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, giao lưu trao đổi kinh nghiệm nên lượng lao động nông thôn được tiếp cận với đào tạo nghề khá lớn. Lao động đã có việc làm sau khi học nghề ở các cấp trình độ đạt cao, trong đó: cao đẳng trên 95%; trung cấp trên 90%; sơ cấp và ngắn hạn trên 80%. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho người dân lao động, bình quân đầu người đạt trên 45 triệu đồng. Từ đó, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo ở Hưng Yên giảm bình quân từ 1,3-1,5%/năm.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w