Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 88 - 93)

Công tác quản lý đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể:

3.3.1.1. Số lượng cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thơn

Năm 2017, tỉnh Thái Bình có 30 cơ sở đào tạo nghề gồm 4 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp và 19 trung tâm giáo dục nghề trong đó 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Nhưng đến năm 2019, số cơ sở đào tạo giảm, chỉ còn 5 trường trung cấp, 18 trung tâm giáo dục nghề. Việc giảm số cơ sở đào tạo là bởi tỉnh thực hiện sáp nhập các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề để tránh phân tán nguồn lực, gây khó khăn cho cơng tác đào tạo.

Với các ngành nghề đào tạo chính là chương trình dạy nghề cho lao động nơng thơn gồm 23 chương trình, trong đó có 11 chương trình dạy nghề phi nơng nghiệp và 12 chương trình dạy nghề nơng nghiệp). Ngành nghề đào tạo chủ yếu là trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng với trên 30 nghề.

Trong bối cảnh hội nhập, tỉnh Thái Bình cũng nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình được mở rộng, tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước để tăng thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động. Cùng với đó, xu hướng những lao động có chun mơn kỹ thuật cao sẽ có việc làm ổn định và thu nhập cao, lao động chưa qua đào tạo hoặc tay nghề thấp sẽ thiếu việc làm, thu nhập thấp và thiếu ổn định. Sự bùng nổ của cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ có một sự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động, nhiều nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay vào đó là sự xuất hiện của nhiều nghề nghiệp mới (lĩnh vực kỹ thuật số, lập trình, bảo vệ dữ liệu...). Các yêu cầu về trình độ và kỹ năng của người lao động để đáp ứng yêu cầu việc làm cũng tăng lên. Do đó, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Nhằm phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giai đoạn 2015 - 2020, trên cơ sở các văn bản của Đảng, Nhà

nước, các bộ, ngành, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, đề án về cơng tác đào tạo nghề. Tháng 9/2016, UBND tỉnh đã ban hành quyết định sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố thành trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

3.3.1.2. Quy mô đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Từ năm 2014 đến năm 2019, Trường Cao đẳng Nghề Thái Bình đã tuyển sinh được trên 3.500 chỉ tiêu hệ trung cấp và cao đẳng; đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 1.000 lao động nơng thơn; đào tạo nâng cao trình độ cho trên 500 cán bộ, giáo viên trong tỉnh. Hàng năm, qua khảo sát sinh viên tốt nghiệp ra trường có 98,76% sinh viên tìm được việc làm tại các đơn vị, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, trong đó 82,4% sinh viên tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Nguồn: www.thaibinh.gov.vn

Hình 3.6. Quy mơ đào tạo nghề cho lao động nơng thơn ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020

Số lượng đào tạo nghề cho lao động nông thơn giai đoạn 2017 – 2020 có nhiều thay đổi. Năm 2017, toàn tỉnh đã đào tạo được cho 34.600 lao động, năm 2018 giảm một chút là 28.715 lao động nhưng đến năm 2019 lại tăng lên là 34.900 lao động và 2020 giảm nhẹ còn 33.478 lao động. 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2017 2018 2019 2020 34600 28715 34900 33478 Đào tạo nghề 44,50% 47,50% 50% 52,50% 40,00% 42,00% 44,00% 46,00% 48,00% 50,00% 52,00% 54,00% 2017 2018 2019 2020

Nguồn: www.thaibinh.gov.vn

Hình 3.7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, số người học nghề hàng năm tăng nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 44,5% (năm 2017) lên 47,5% năm 2018, tiếp tục tăng tiếp lên 50% vào năm 2019, đến năm 2020 đạt 52,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng qua các năm đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động mỗi năm. Tính trong 4 năm (2017 - 2020) và ước tính năm 2020 thơng qua các giải pháp về việc làm, dự kiến toàn tỉnh tạo việc làm mới cho khoảng 166.540 lao động, bình quân đạt 33.310 lao động/năm và đạt 101% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

Nguồn: www.thaibinh.gov.vn

Hình 3.8. Quy mơ đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2020

Số lượng lao động nông thôn học nghề nhiều nhất ở các cơ sở dạy nghề sơ cấp hoặc ngắn hạn dưới 3 tháng. Năm 2017, số lao động học nghề ở hình thức này là 26.700 người, năm 2018 là 20.715 người và 2019 tăng lên là 25.200 người và giảm nhẹ xuống 25.146 vào năm 2020.

Lao động học nghề ở các cơ sở Trung cấp và Cao đẳng thấp hơn rất nhiều. Năm 2017, quy mô đào tạo trong các trường Cao đẳng nghề là 3.400 người và trung cấp là 4.500 người. Năm 2018 - 2020 khơng có nhiều sự thay đổi về số lượng người học dù 2019, quy mô đào tạo trung cấp có tăng lên là 6.300 người.

Có thể thấy, lao động nơng thôn phần lớn lựa chọn phương thức đào tạo nghề ngắn hạn để nhanh chóng biết được những kỹ năng làm việc cơ bản và xin việc làm ngay. Phương thức này cũng giúp cho nhiều lao động trong ngành nơng nghiệp có thể

2017 2018 2019 2020

34004500 35004500 34006300 3400596026700 26700

20715

25200 25146

chuyển biến phương thức làm việc để tăng năng suất lao động dù vẫn đang làm ở công việc cũ mà không chuyển đổi việc khác.

3.3.1.3. Chất lượng đào tạo lao động nông thôn

Chất lượng đào tạo lao động nông thôn được thể hiện trước hết ở tỷ lệ có việc làm sau đào tạo của người lao động.

Tỉnh Thái Bình có 4 trường Cao đẳng nghề mỗi năm tuyển sinh được trên 3500 sinh viên. Trong giai đoạn 2017 – 2020, qua khảo sát sinh viên tốt nghiệp ra trường, mỗi năm có 98,76% sinh viên tìm được việc làm tại các đơn vị, cơ sở sản xuất và doanh nghiệp, trong đó 82,4% sinh viên tìm được việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo. Năm 2019, lao động có việc làm sau đào tạo nghề là 80%. Tỷ lệ này ở năm 2020 là 75%.

Chất lượng đào tạo nghề cịn thể hiện ở cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề luôn được UBND tỉnh quan tâm. Đội ngũ giáo viên, giảng viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nâng cao về chun mơn, nghiệp vụ đã góp phần nâng cao tỷ lệ giáo viên chuẩn hóa của tỉnh cũng như đáp ứng được yêu cầu về giáo viên, người dạy nghề.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tình hình thực tế, giáo dục nghề nghiệp đã từng bước chuyển đổi theo hướng cầu của thị trường lao động; gắn kết với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xuất khẩu lao động và các mục tiêu xã hội khác. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tư vấn, tuyển sinh học nghề đối với người lao động. Việc phối hợp, liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được tổ chức thực hiện. Đặc biệt chính sách về dạy nghề được đổi mới, đặc biệt ưu đãi đối với nhóm lao động thuộc hộ nghèo, hộ gia đình người có cơng với cách mạng, hộ bị thu hồi đất, phụ nữ bị mất việc làm... đã khuyến khích được nhiều người lao động tham gia học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, ổn định đời sống và an sinh xã hội, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh hàng năm.

Đối với đào tạo nghề nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tiếp tục đào tạo theo hướng mở rộng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi liên kết giá trị; mở rộng xây dựng mơ hình đào tạo nghề theo từng lĩnh vực chuyên ngành; đổi

mới nội dung và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Những năm trước, đa số người dân ở tỉnh Thái Bình đều định hướng cho con em mình bằng mọi giá để có tấm bằng đại học, họ cho rằng chỉ có tốt nghiệp các trường đại học mới có cơ hội tìm kiếm việc làm, hoặc tìm được những cơng việc tốt, thu nhập cao; nếu học nghề thì hoặc là khó có cơ hội tìm việc làm tốt hoặc khơng tìm được việc làm. Mặt khác, các cấp chính quyền chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của cơng tác ĐTN, chưa có chính sách đầu tư cho hoạt động ĐTN, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phát triển mạng lưới ĐTN còn khá hạn chế... nên tỷ lệ lao động qua đào tạo và ĐTN còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao động, năng suất và chất lượng lao động không cao.

Từ năm 2016 đến nay, do có sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền đối với việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về cơ chế hỗ trợ ĐTN; tuyên truyền về tầm quan trọng của công tác ĐTN cho LĐNT trong sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn nên nhận thức của cán bộ và nhân dân trong tỉnh về công tác ĐTN đã được cải thiện đáng kể. Người lao động đã tích cực tham gia các lớp dạy nghề; một bộ phận học sinh học xong chương trình phổ thơng đã được các bậc phụ huynh định hướng học nghề để tìm việc làm phù hợp với khả năng của gia đình và bản thân.

Từ kết quả trên, có thể thấy quản lý đào tạo nghề cho lao động nơng thơn tỉnh Thái Bình thể hiện những mặt tích cực sau:

Thứ nhất, số lượng lao động nông thôn tham gia học nghề ngày càng tăng với nhiều đối tượng như: Lao động tham gia học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; lao động ở vùng chuyên canh tham gia học nghề để nâng cao tay nghề; lao động trong các làng nghề tham gia học nghề để tiếp cận để với phương pháp dạy nghề bài bản, chính tắc; lao động thuần nơng tham gia học nghề nhằm giúp cho q trình sản xuất nơng nghiệp đạt năng suất chất lượng cao, từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm nơng nghiệp theo hướng hàng hóa.

Thứ hai, nhận thức của người dân về học nghề đã có sự thay đổi rõ rệt trong những năm qua. Người dân nhất là ở vùng nông thôn của tỉnh đã khơng cịn tư tưởng buộc phải học Đại học. Họ học nghề và có thể xin được việc làm, có thu nhập với

nghề mình học. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cũng đã nỗ lực thúc đẩy vị trí của cơng tác phát triển đào tạo, dạy nghề trong tỉnh, coi đây là mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giúp cải thiện năng suất lao động và mở rộng khả năng giảm thất nghiệp toàn tỉnh.

Thứ ba, mạng lưới cơ sở giáo dục đã dần ổn định và phát triển theo quy hoạch, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề ở các trình độ khác nhau. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề được nâng cao, hàng năm quan tâm huy động mọi nguồn lực về tài chính để mua sắm đầu tư trang thiết bị dạy nghề, chỉnh trang cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch và có giải pháp thực hiện tốt kế hoạch về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề.

Thứ tư, quy mô, cấu trúc các ngành nghề đào tạo cơ bản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với điều kiện học tập của người lao động. Các ngành nghề khá đa dạng, các hình thức đào tạo linh hoạt đáp ứng yêu cầu đặc thù mùa vụ của lao động nông thôn.

Thứ năm, đội ngũ giáo viên được tăng lên hàng năm cả về số lượng và chất lượng; Quan tâm tốt đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề. Tạo điều kiện tối đa có thể cho cán bộ, giáo viên làm việc và cống hiến cho hoạt động dạy nghề.

Thứ sáu, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh đã thực hiện chương trình giảng dạy, xây dựng chương trình và giáo trình đúng hướng dẫn của Sở Lao động, thương binh và xã hội, thực hiện giảng dạy theo đúng chương trình và giáo trình đã ban hành; Thực hiên nghiêm thời gian học, tổ chức kiểm tra, thi kết thúc cuối khóa theo quy đúng định. Số lượng chương trình, tài liệu đào tạo nghề đã tăng lên so với giai đoạn trước. Chất lượng các chương trình, tài liệu đào tạo nghề cũng được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.

Thứ bảy, công tác quản lý kinh phí nhà nước cấp cho dạy nghề thực hiện đúng quy định, khơng có sai phạm trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w