Các điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 50 - 54)

3.1.2.1. Dân cư 93.738,0 93.738,0 93.172,0 92.899,0 885,0 885,0 885 885 29.377,0 29.377,0 29803 30028 13.396,0 13.396,0 13531 13611 158.635,0 158.635,0 158.635,0 158.635,0 - 20.000,0 40.000,0 60.000,0 80.000,0 100.000,0 120.000,0 140.000,0 160.000,0 180.000,0 2017 2018 2019 2020 Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chun dùng Đất ở Tổng diện tích đất

Thái Bình là tỉnh có dân số lớn thứ tư ở cùng đồng bằng sơng Hồng. Tính đến hết năm 2020, theo điều tra dân số và nhà ở, số dân Thái Bình có 1.860.447 người với diện tích bình qn đầu người là 24,1m²/ người. Trong đó, phân theo giới tính: dân số nam đạt 905.408 người (chiếm 48,67%), nữ 955.039 người (chiếm 51,33%). Dân số sống ở khu vực thành thị 196.453 người (chiếm 10,56%), khu vực nông thôn 1.663.994 người (chiếm 89,44%). Như vậy, khu vực nông thôn cũng như kinh tế nông thôn chiếm phần lớn kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình hiện nay.

Bảng 3.1: Dân số tỉnh Thái Bình chia theo thành thị, nơng thơn

Năm Số lượng Tỷ lệ Tổng

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn

2017 187.864 1.602.078 10,50% 89,50% 1.789.942

2018 188.216 1.603.294 10,50% 89,50% 1.791.510

2019 188.586 1.604.660 10,52% 89,48% 1.793.246

2020 196.453 1.663.994 10,56% 89,44% 1.860.447

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2021

Dân cư đông đúng là lợi thế cho phát triển kinh tế ở Thái Bình bởi đây là nguồn cung lao động lớn cho các ngành kinh tế và cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất của tỉnh. Tổng số lao động tồn tỉnh năm 2019 đạt 1.106,9 nghìn người, tăng 0,03% so với năm 2018. Trong đó: lao động nam đạt 523,2 nghìn người (+0,03%), chiếm 47,27%; lao động nữ đạt 583,7 nghìn người (+0,03%), chiếm 52,73% trong tổng số. Phân theo khu vực kinh tế: lao động khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đạt 450,1 nghìn người, giảm 0,46%; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 397,2 nghìn người, tăng 0,44%; lao động khu vực dịch vụ đạt 244,1 nghìn người, tăng 0,73% so với năm 2018. Năm 2020, lao động ở khu vực nông thôn chiếm 91,17% tổng số lao động tồn tỉnh cho thấy kinh tế nơng thơn là trụ cột của kinh tế tỉnh Thái Bình.

Trong q IV năm 2020, tồn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 4.430 lao động (trong đó việc làm tại địa phương cho 2.800 người, cung ứng đi làm việc tại tỉnh ngoài cho 1.380 người, xuất khẩu lao động cho 250 người).

Tuy nhiên, dân cư đông cũng gây áp lực lớn cho nền kinh tế của tỉnh Thái Bình. Sự gia tăng việc làm khơng tương xứng với sự gia tăng dân số gây ra tình trạng thất nghiệp, nghèo đói và khai thác tài ngun q mức, mơi trường bị đe doạ. Đây cũng là

lý do khiến cho Thái Bình trở thành một trong những tỉnh di chuyển lao động nhiều nhất sang các tỉnh khác trong cả nước hay xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

3.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2019 tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,78%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,2%, khu vực dịch vụ tăng 7,3%. Tuy nhiên, năm 2020, GRDP của tỉnh chỉ tăng 4,1% so với 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nhưng quy mô GRDP năm 2020 đã gấp 1,5 lần so với năm 2015.

Sản xuất nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2020 gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất giảm do giá cả thị trường không ổn định, dịch bệnh tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp. Tổng giá trị sản xuất của ngành ước đạt 26.791,3 tỷ đồng, trong đó trồng trọt giảm 1,8%, chăn nuôi giảm 7,26% và thuỷ sản tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Sản xuất công nghiệp năm 2020 bị giảm sút 4,4% so với năm 2019. Hoạt động của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp chịu ảnh hưởng một chút của dịch bệnh Covid - 19. Đến nay có 200 dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Các ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí tăng 4,7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 4,6%; ngành khai khống giảm 11,1%; ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo giảm 8,5%. Nghề và làng nghề tiếp tục được duy trì, phát triển, góp phần giải quyết cơng văn việc làm, tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn.

Các ngành thương mại, dịch vụ ổn định. Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ ước đạt 29.139 tỷ đồng, tăng 2,3% so với 2019. Tổng bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 44.507 tỷ đồng, tăng 3,3%. Xuất khẩu giảm 16,7% so với 2019 với trị giá xuất khẩu là 1.292 triệu USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu giảm như sắt thép (giảm 72,7%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (giảm 59%), xơ, sợi dệt (gảim 38,5%), sản phẩm mây tre đan (giảm 29,9%). Trị giá nhập khẩu ước đạt 1.164 triệu USD, giảm 18,7% so với 2019. Những mặt hàng giảm mạnh như hoá chất, xơ, sợi dệt, sản phẩm điện tử, bơng, máy móc, thiết bị, phụ tùng…

Các ngành kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sự liên kết thúc đẩy nhau cùng phát triển. Ngành nơng nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị, hố chất của khu vực công nghiệp, trong khi sản phẩm của ngành nông nghiệp lại là đầu vào của công nghiệp chế biến. Khu vực dịch vụ giữ vai trò hỗ trợ cho các ngành còn lại về sản

xuất, phân phối. Dịch vụ giúp các ngành sản xuất mở rộng thị trường, từ đó lại thúc đẩy sản xuất phát triển.

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Với một tỉnh nơng nghiệp như Thái Bình, tỉ lệ dân số ở nơng thơn cao thì cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng nông thơn là nhân tố quan trọng trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thái Bình có mạng lưới giao thơng đường bộ tương đối hợp lý: Trục chính quốc lộ 10 chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam của tỉnh dài khoảng 41km, nối liền giao thơng Hải Phịng với Nam định. Khu vực phía đơng đường quốc lộ 10 có hệ thống đường của tỉnh quản lý và quốc lộ 39 nối liền giao thông các thị trấn, huyện lị, cảng Diêm điền...khu kinh tế Cồn Vành với Quốc lộ 10...

Ngoài hệ thống đường tỉnh, các khu dân cư của huyện có mạng lưới đường huỵên, đường xã khác dày đặc, nối liền các khu dân cư với mạng lưới đường tỉnh. Tính đến năm 2009, Thái Bình có 4091,97 km đường các loại. Trong đó Quốc lộ là 98,97 km chiếm 2,42%, tỉnh lộ 328 km chiếm 8,02%, đường trục huyện 589 km chiếm 14,4%, đường thôn xã: 3076 km chiếm 75,16%.

Do nằm ở vị trí khá trung tâm giáp với 5 tỉnh, rất gần Hà Nội, Hải Phòng nên Thái Bình có hệ thống giao thơng dày đặc chỉ sau Hà Nội trong Đồng bằng sông Hồng. Mật độ lưới đường trung bình gấp 1,6 lần của vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 5,76 lần mật độ lưới đường trung bình cả nước.

Về thủy lợi: Thái Bình có hệ thống sơng ngịi phong phú, đây là điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tổng khối lượng đào đắp ước đạt 17.662.511m3 bờ vùng, bờ thửa; cứng hoá 611,2 km kênh mương; xây dựng 164,09km đường giao thông nội đồng; cải tạo, nâng cấp 28 trạm bơm; 248 cống đập và nạo vét hàng ngàn km sơng ngịi;

Về mạng lưới điện và bưu chính viễn thơng cũng được tỉnh trang bị tới từng thơn xã. Các xã trong tỉnh đều có điểm bưu điện văn hố, đáp ứng nhu cầu thơng tin cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. đến năm 2008 số máy điện thoại trên mạng là 87.340 cái, mật độ điện thoại trên mạng là 4,7 máy/100 dân.

Về các cơng trình phúc lợi: Tồn tỉnh có 296 trường mầm non, 294 trường Tiểu học, 282 trường trung học cơ sở, 42 trường trung học phổ thông, 6 trường trung học

chuyên nghiệp, 6 trường đại học, cao đẳng và hơn 40 cơ sở tham gia dạy nghề, với hệ thống phịng học được cao tầng hố thu hút được đơng đảo học sinh tham gia. Toàn tỉnh có 18 bệnh viện, các xã đều có trạm y tế để đảm bảo sức khoẻ cho người dân làm việc.

Hệ thống sản xuất cung ứng giống cây trồng khá mạnh so với các tỉnh khác trong từng khu vực. Việc chế biến rau quả thực phẩm của tỉnh còn yếu và thiếu, mới đáp ứng được 10% yêu cầu của sản xuất.

Ngồi ra cịn có cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh và cơ sở kho lạnh bảo quản nông sản trong tỉnh để bảo quản khoai tây giống cung ứng cho vụ đông.

Với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật như trên rất thuận lợi để Thái Bình có thể phát triển nơng nghiệp nơng thơn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh thái bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w