4.2.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế nơng thơn tỉnh Thái Bình
Thứ nhất, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh tế ở
nông thôn theo hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa. Trong ứng dụng khoa học - cơng nghệ, không phát triển công nghệ cao bằng mọi giá, mà nên xác định công nghệ phù hợp, sao cho khoa học - cơng nghệ có thể tác động một cách đồng bộ, chính xác đến các khâu thiết yếu của sản xuất, kinh doanh, với mục tiêu tạo ra những sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng cao và thương hiệu mạnh.
Thứ hai, nghiên cứu, ứng dụng các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, nhất là
phát triển liên minh sản xuất, liên kết giữa doanh nghiệp và nơng dân, với vai trị nịng cốt, dẫn dắt của doanh nghiệp. Họ vừa là người xây dựng các cơ sở chế biến, vừa tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức thu mua sản phẩm cho người nơng dân. Tỉnh Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông với kinh tế nông thơn là trọng điểm. Điều đó cũng khiến cho kinh tế của tỉnh khá khép kín chưa có sự hội nhập mạnh mẽ, nhất là hội nhập quốc tế. Muốn phát triển và mở rộng thị trường đối với hàng nông sản và các sản phẩm của kinh tế nơng thơn, tỉnh Thái Bình cần từng bước phải đặt mình trong mối tương quan với các tỉnh trong vùng, với cả nước và nước ngồi nhằm phát triển cơng nghệ sản xuất, tìm kiếm hợp tác để tham gia chuỗi sản phẩm. Hoạt động kinh tế đều phải đặt trong sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để phát triển thống nhất với chiến lược, chính sách chung, đồng thời phát huy được hết tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh.
Thứ ba, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần thường xuyên quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tốt đường lối, chủ trương phát triển kinh tế nông thôn được xác định trong các văn kiện của Đảng cho phù hợp với đặc điểm của tỉnh. UBND và các cơ quan quản lý Nhà nước ở tỉnh Thái Bình cần nghiên cứu, rà sốt và điều chỉnh, ban hành thêm các chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong tỉnh, thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động. Bên cạnh đó, chính quyền từ cấp xã có trách nhiệm
hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, đặt nó trong chương trình phát triển kinh tế nơng thơn của quốc gia. Các ban ngành, đồn thể cũng cần làm tốt cơng tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn dân cư tích cực tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế nơng thôn.
Thứ tư, hiện đại hố sản xuất kinh doanh ở khu vực nơng thôn. Nhằm đạt được
mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, chính quyền kết hợp cùng nhân dân trong các chương trình xã hội hố chung tay xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại ở nông thôn, làm hạt nhân tăng trưởng, động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Xác định và phát triển các ngành kinh tế có lợi thế của địa phương theo hướng ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.
4.2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn
Thứ nhất, phát triển kinh tế nông thôn với tốc độ cao, ổn định và bền vững; có
cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý, phù hợp với nền kinh tế tri thức, hiện đại, có hiệu quả cao, có khả năng thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của khoa học - công nghệ (nhất là tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0), có khả năng cạnh tranh cao và khả năng hòa nhập tốt với kinh tế khu vực và thế giới.
Thứ hai, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông
thơn, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ nơng dân, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng nơng thơn mới theo hướng
văn minh hiện đại, nâng cấp cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, gắn với đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý; giữ vững an ninh, trật tự an tồn xã hội; nâng cao dân trí, bảo vệ tốt mơi trường sinh thái; nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự quản lý nhà nước; củng cố liên minh cơng nhân - nơng dân - trí thức vững mạnh, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở khu vực nông thôn đúng hướng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế nơng thơn trong nền kinh tế; có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, đồng bộ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.